• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Học sinh lớp 10 có được điều khiển xe dưới 50cc?

04/08/2020, 14:42

Sắp vào năm học mới, nhiều phụ huynh có dự định mua sắm xe máy dưới 50cc để cho con tự đến trường mà không biết như vậy là phạm luật.

Học sinh lớp 10 chưa đủ 16 tuổi nên không được điều khiển xe máy dưới 50cc

Học sinh dưới 16 tuổi đi xe 50cc sẽ bị giữ xe 7 ngày

Theo ghi nhận của PV Xe Giao thông, thời điểm hiện tại sắp vào năm học mới, rất nhiều phụ huynh tại các tỉnh, thành, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, có nhu cầu mua sắm xe máy dưới 50cc cho các con vừa thi đỗ vào cấp 3 (lớp 10) để đến trường vì đây là loại xe không cần bằng lái xe vẫn được phép điều khiển.

Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) rất nhiều phụ huynh và học sinh sẽ vi phạm vì học sinh lớp 10 chưa đủ tuổi để điều khiển xe máy dưới 50cc. Cụ thể, theo Điểm a, Khoản 1, Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.

Trung tá Nguyễn Văn Hưng, Phó trưởng Công an TP. Tuyên Quang cho biết thêm, theo Nghị định 100, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt cảnh cáo.

Cụm từ "đủ 16 tuổi" được tính theo đúng ngày, tháng, năm sinh của học sinh. Ví dụ, nếu học sinh nhập học vào ngày 5/9/2020 thì những học sinh có ngày sinh trước ngày 5/9/2004 sẽ đủ 16 tuổi và được phép điều khiển xe máy dưới 50cc. Còn học sinh có ngày sinh sau ngày 5/9/2004 không đủ 16 tuổi và không được điều khiển xe máy dưới 50cc.

Đối với học sinh lớp 10, hầu hết các em có ngày sinh từ 1/1/2005 - 31/12/2005 nên chưa đủ 16 tuổi, do đó, không được điều khiển xe máy dưới 50cc.

"Trường hợp học sinh không đủ tuổi điều khiển xe máy dưới 50cc bị lực lượng CSGT tuần tra kiểm soát phát hiện sẽ bị lập biên bản vi phạm và tạm giữ xe 7 ngày. Trong thời gian này, lực lượng chức năng sẽ xác minh độ tuổi của học sinh, nếu dưới 16 tuổi sẽ ra quyết định cảnh cáo", Trung tá Hưng nhấn mạnh.

Đồng thời cho biết, nếu Giấy đăng ký xe ghi tên chủ sở hữu là phụ huynh học sinh thì theo Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100, phụ huynh sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng vì "Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật GTĐB điều khiển xe tham gia giao thông. Trường hợp học sinh là chủ sở hữu của phương tiện ghi trong Giấy đăng ký xe thì phụ huynh không bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này", Trung tá Hưng nói thêm.

Phụ huynh học sinh có thể phải chịu trách nhiệm hình sự

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cũng cho biết, học sinh lớp 10 chưa đủ 16 tuổi nên chưa đủ điều kiện để điều khiển xe gắn máy (xe dưới 50cc, xe máy điện) và xe máy, để đảm bảo an toàn, lựa chọn tốt nhất của các em là đi xe đạp, xe đạp điện, đi xe buýt.

"Phụ huynh nếu giao xe cho học sinh điều khiển, xảy ra tai nạn gây ra hậu quả ở mức độ hình sự sẽ bị xử lý hình sự", ông Thái nói.

Đồng thời cho biết, để nâng cao nhận thức và hiểu biết về Luật GTĐB dành cho học sinh và phụ huynh cần sự tuyên truyền phối hợp từ nhà trường, các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông - báo chí.

Theo ông Thái, trong thông báo kết luận Họp tổng kết ATGT 6 tháng đầu năm toàn quốc, Ủy ban ATGT Quốc gia cũng đề nghị Bộ GD&ĐT có văn bản hướng dẫn các cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục về tăng cường công tác giáo dục ATGT vào đầu năm học mới. Hiện Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản, trong đó, tập trung công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ATGT và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh.

Đề nghị các nhà trường ký cam kết với cha mẹ học sinh không giao phương tiện cho con em khi chưa đủ điều kiện, nhắc nhở con em mình phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục lồng ghép trong chương trình giảng dạy chính khóa về ATGT và phổ biến, tuyên truyền giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa về văn hóa giao thông và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh.

Tới đây, Ủy ban ATGT Quốc gia cũng phối hợp với Bộ GD&ĐT trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh, dự kiến triển khai vào tháng 9 - đầu năm học mới và là tháng cao điểm An toàn giao thông cho học sinh, sinh viên đến trường. Bên cạnh hoạt động trao tặng mũ bảo hiểm sẽ lồng ghép tuyên truyền Luật GTĐB để học sinh, phụ huynh biết, từ đó thực hiện tốt ATGT.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.