• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Khám phá xe Renault cổ “độc nhất vô nhị” miền Tây

30/08/2016, 11:25

Chiếc Renault cổ độc nhất vô nhị trưng bày ở Nhà lưu niệm bảo vật của Đức Huỳnh Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo.

xeco1
Chiếc Renault còn nguyên nước sơn zin độc nhất vô nhị trưng bày ở Nhà lưu niệm bảo vật của Đức Huỳnh Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo

Khám phá “bí mật” bên trong xe cổ

Được sự hướng dẫn của ông Nguyễn Văn Sáu (tự Chí Thiện, trên 70 tuổi), người trực tiếp phụ trách Nhà lưu niệm Bảo vật của Đức Huỳnh Giáo chủ PGHH (nhà lưu niệm) nằm trong khuôn viên chùa An Hòa, thị trấn Phú Mỹ- Phú Tân (An Giang), lần đầu tiên chúng tôi được “khám phá” chiếc xe cổ từng là phương tiện đi lại trong nhiều năm của Đức Thầy. “Chiếc xe màu đà (màu nâu, màu đạo kỳ của PGHH) nằm ở vị trí trung tâm của nhà lưu niệm nên người tham quan, cúng viếng... rất dễ dàng nhận thấy...”, ông Sáu nhiệt tình giới thiệu.

Theo lời ông Sáu, máy chiếc xe vẫn vận hành tốt, nhưng cách đề-pa (khởi động) máy thì có khác so với trước... “Trước đây, xe được đề-pa máy bằng cách gắn vô lăng vào trục phía trước đầu xe nối thẳng vào hệ thống máy, rồi dùng sức tay quay theo chiều kim đồng hồ...”, ông Sáu cho biết thêm: “Mấy năm trước, thấy cách quay máy bằng tay đòi hỏi sức khỏe, kỹ thuật, sự nhịp nhàng... mà phần lớn nhân viên phụ trách đều có tuổi nên có tham khảo các thợ xe chuyên nghiệp. Qua xem xét, họ đề xuất: Chuyển đổi sang dùng bình ắc - quy khởi động và cho biết, cách thay đổi này không làm ảnh hưởng lớn đến máy móc...”. Đó là thay đổi cơ bản duy nhất trên chiếc Renault của Giáo chủ PGHH. Bởi từ vô lăng, đồng hồ, cho đến đèn pha, đèn xi- nhan... đều còn nguyên xi...

Theo dòng chữ nổi trên nền logo hình ngôi sao 5 cánh bằng chất liệu nhôm. Đây là chiếc Renault Vivastella được sản xuất từ những năm 1929 - 1939. Xe có hình dáng khá lạ và hiếm thấy trong nhiều bộ sưu tầm xe ô tô cổ xưa mà chúng tôi có dịp “nghía” qua. Nói theo ngôn ngữ của dân trong nghề chơi xe, chiếc xe có “đầu vồ”, thân dài 3 hàng ghế, gần giống với thùng xe 7 chỗ hiện nay... Nhưng chỉ khác ở chỗ: Ở hai hàng chính, thân ghế liền nhau, còn hàng ghế phụ nằm ở vị trí giữa xe, gồm 2 ghế nhỏ được thiết kế theo dạng ghế xếp để có thể thu gọn lại khi cần. Theo ghi chú của nhà lưu niệm, chiếc xe BKS CL 609.

Theo dòng chữ nổi trên nền logo hình ngôi sao 5 cánh bằng chất liệu nhôm. Đây là chiếc Renault Vivastella được sản xuất từ những năm 1929 - 1939.

Được sự đồng ý của lãnh đạo Ban Trị sự Trung ương PGHH, ông Sáu mang chìa khóa mở cửa xe để tôi chụp ảnh nội thất. Trong lúc chụp cận cảnh một số bộ phận tại khu vực bác tài, tôi phát hiện bản kim loại rất đặc biệt. Bản được thiết kế hình chữ nhật nằm bên dưới phần bệ trước mặt người ngồi phía trước... Khoảng 2/5 bên trái là hình nổi trên vòng tròn có hoa lá cách điệu xung quanh, phần còn lại là 2 dòng chữ được khắc chìm: Mr Hồ Viết Long, Ville Chaudoc. Đây xem như “phát hiện” với những người làm công tác quản lý nhà lưu niệm. Bởi bản kim loại nằm ở vị trí khá khuất tầm nhìn.

Theo xác nhận của ông Sáu, Hồ Viết Long chính là chủ nhân của chiếc xe. Hồ Viết Long là ai và vì sao chiếc xe của ông lại trở thành xe của Đức Giáo chủ PGHH....? Những câu hỏi dồn dập ấy đã thôi thúc tôi lên đường khám phá.

Lần theo dấu xưa...

“Ông Long không có con, hiện còn người cháu họ sinh sống tại Năng Gù”, tôi bắt đầu hành trình khám phá từ nguồn thông tin ngắn gọn như thế. Sau nhiều ngày tìm kiếm, trải qua nhiều cuộc gặp mặt với những cái lắc đầu... xa lạ, cuối cùng tôi cũng tìm được nơi mình cần. Tại căn nhà nằm khuất dưới bóng cây mát rượi của xứ Năng Gù (Châu Phú, An Giang), bà Hồ Thị Bảy (SN 1949) xác nhận là cháu và gọi ông Hồ Viết Long là bác. Cha bà tên Hồ Viết Bề, là em ruột của ông Hồ Viết Long. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi về nguồn gốc chiếc xe Renault, bà Bảy nói: Lúc đó tôi chưa sinh ra. Chắc anh Hai tôi (Hồ Văn Thắng, 85 tuổi) biết nhưng bà lắc đầu thở dài: Ảnh bị tai biến, lúc nhớ, lúc quên...

xeco4
Bà Hồ Thị Bảy và di ảnh của ông Hồ Viết Long

Không nỡ để khách về tay không, bà Bảy rót nước mời như lời chia buồn. Trong câu chuyện “không đầu không đuôi” lúc trà nước, bà nhắc đến người cha của mình và câu chuyện chiếc xe Renault từ ký ức rời rạc, cũ xưa... lại hiện về. “Tôi không nhớ bác Long sinh năm mấy, nhưng ông là anh kế cha tôi (ông Bề sinh năm 1906 - PV). Theo lời kể của má tôi, lúc nhỏ bác tôi học chữ, còn ba tôi có khiếu về máy móc nên được ông nội cho đi học nghề máy ở Sài Gòn. Vì vậy, khi bác tôi làm Thông phán ở tỉnh Châu Đốc, có mua chiếc xe Renault và kêu ba tôi học thêm nghề lái, để khi bác đi đâu thì có tài xế nhà”.

Bà Bảy bồi hồi nhớ lại: “Năm Canh Thìn, bác tôi hiến chiếc xe cho Đức Huỳnh Giáo chủ. Do thời điểm này xe hơi là tài sản lớn nên ít người có và càng hiếm người biết lái nên Đức Thày trọng dụng ba tôi làm tài xế...”.

Về việc ông Long tặng xe cho Đức Thày, bà Bảy cho biết, theo lời kể của má bà, trong một lần chứng kiến Đức Thày nói chuyện bằng tiếng Pháp đúng giọng Tây với ông Cò Bazin ở tỉnh Sa Đéc, bác tôi phục quá nên mang chiếc xe mới mua của mình ra hiến để Đức Thày làm chân đi lại. “Má tôi kể, trong thời gian lái xe Renault, ba tôi còn chở Đức Thày đi nhiều tỉnh miền Tây để nói chuyện khuyến nông”.

Nói đến đây, bà Bảy như hào hứng lên: “Những chuyến đi này, ba thường kể lại cho má nghe. Sau này bà thuộc lòng nhiều bài “kệ”.... khuyến nông và dạy lại cho tôi, giờ vẫn còn thuộc”. Nói rồi bà Bảy đọc một mạch: “Một phen vác cuốc ra đồng, thề rằng, ruộng phải được trồng lúa khoai. Mưa nắng ấy đâu nài thân xác, chí hy sinh dù thác cũng cam. Miễn sao cho cánh đồng Nam, dồi dào lúa chín gặt đem về nhà...”.

Về điều này, trong “Hồi ký”, học giả Nguyễn Hiến Lê có viết: “Mỗi ngày ngồi xe hơi đi mấy trăm cây số, diễn thuyết hai ba nơi, mỗi nơi nói thao thao bất tuyệt trong hai, ba giờ ở giữa trời, trước một đám đông nông dân hàng ngàn người, ai nấy im phăng phắc như nuốt từng lời một. Có lần đương diễn thuyết thì trời đổ mưa, Thày Tư (tức Đức Thày - PV) vẫn nói mà dân chúng vẫn đứng nghe dưới mưa. Lần nào diễn thuyết xong rồi cũng lên xe đi nơi khác liền, không thấy mệt nhọc, vẫn ung dung làm thơ...”.

Như vậy, chiếc Renaul này không chỉ là chiếc xe đưa Giáo chủ PGHH đi làm việc đạo mà có lẽ còn là chiếc xe tham gia vào chiến dịch người Việt thực hiện công tác khuyến nông trên phạm vi cấp vùng đầu tiên ở ĐBSCL, mà Đức Thày cũng chính là diễn giả đầu tiên và duy nhất của chiến dịch đó.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.