• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Khi giấc mơ ô tô Việt đã ở rất gần

01/01/2018, 08:15

Các doanh nghiệp trong nước đang thể hiện quyết tâm viết lại giấc mơ về những chiếc ôtô do chính người Việt sản xuất.

37

Các doanh nghiệp ô tô trong nước đang nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để có thể tham gia vào sân chơi khu vực

Thai nghén từ những năm 90 của thế kỷ trước nhưng 20 năm sau, dáng dấp của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chưa thành hình. Tuy nhiên, khi đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, tham gia vào sân chơi của khu vực, quốc tế, cùng với những chính sách kiến tạo mới, các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước đang thể hiện quyết tâm viết lại giấc mơ về những chiếc ô tô do chính người Việt Nam sản xuất.

Liên tục khởi công, khánh thành nhà máy ô tô

Đầu năm 2017, doanh nghiệp đang chiếm thị phần ô tô lớn nhất Việt Nam là Trường Hải (Thaco) khởi công xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô thương hiệu Thaco-Mazda tại Quảng Nam. Đây là nhà máy có công suất 100 nghìn xe/năm với tổng vốn đầu tư 12 nghìn tỷ đồng, dự kiến sẽ khánh thành và đi vào hoạt động từ tháng 3/2018 với định hướng phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu sang Lào, Myanmar. Theo Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương, hiện nay Thaco–Mazda chưa liên doanh, mà 100% là của Thaco. “Mazda Nhật Bản chỉ chuyển giao công nghệ và hỗ trợ để sản xuất thương hiệu của họ. Nếu có tham gia liên doanh thì Mazda cũng chỉ chiếm nhiều nhất là 50%”, ông Dương cho biết.

Đầu tháng 12 vừa qua, Trường Hải tiếp tục khánh thành nhà máy sản xuất xe buýt hiện đại, lớn nhất Đông Nam Á. Đây là nhà máy có công suất thiết kế lên đến 20.000 xe/năm. Đặc biệt, Nhà máy Bus Thaco có tỷ lệ tự động hóa cao, đạt tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu 40%, đảm bảo vị trí đứng đầu tại Việt Nam, đồng thời xuất khẩu sang các nước ASEAN.

"Một đất nước 100 triệu dân chỉ phụ thuộc hoàn toàn nhập khẩu ô tô là một sai lầm về mặt chính trị và kinh tế. Chủ trương đó của Chính phủ đã được Quốc hội thống nhất cao để bảo vệ sản xuất trong nước, theo thông lệ quốc tế”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
phát biểu tại lễ khởi công Nhà máy Sản xuất ô tô Thaco-Mazda

“Tỷ lệ sở hữu ô tô tại Việt Nam còn thấp. Tuy nhiên, số liệu phân tích cho thấy, Việt Nam có tiềm năng trở thành một trung tâm sản xuất ô tô trong 10 - 15 năm tới. Xuất phát từ tiềm năng này, Tập đoàn Vingroup đã quyết định đầu tư vào một lĩnh vực hoàn toàn mới là sản xuất ô tô, xe máy điện để hiện thực hóa giấc mơ sản xuất ô tô cho người Việt Nam”.

Ông Võ Quang Huệ
Phó tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup, giám sát Dự án sản xuất ô tô VinFast

“Chúng tôi đều là doanh nghiệp Việt, có sự tự trọng và khát khao ngành công nghiệp ô tô trong nước được duy trì, dù không dễ”.

Ông Lê Ngọc Đức
Tổng giám đốc Hyundai Thành Công

Cùng với việc liên tiếp đầu tư, xây dựng các nhà máy sản xuất ô tô, Trường Hải cũng chọn cho mình một lối đi riêng để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Ông Trần Bá Dương từng chia sẻ, bây giờ chỉ cần tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, sản xuất ô tô với tỷ lệ nội địa hóa từ 40% là đã thành công và có thể coi là có ngành công nghiệp ô tô phát triển rồi. Thay vì mơ ô tô thương hiệu Việt, ông Dương muốn biến Tổ hợp sản xuất tại Chu Lai trở thành trung tâm sản xuất linh kiện, phụ tùng và ô tô của ASEAN.

Tương tự Trường Hải, đầu năm 2017, Tập đoàn Thành Công cũng chính thức ký với Tập đoàn Hyundai Hàn Quốc mở rộng sản xuất xe du lịch Hyundai tại Việt Nam. Theo đó, nhà máy được đặt tại KCN Gián Khẩu (Ninh Bình) có công suất 40 nghìn chiếc sẽ chính thức đi vào hoạt động từ năm 2018. Tham vọng của Tập đoàn Thành Công khi đầu tư, mở rộng sản xuất không chỉ để phục vụ các sản phẩm trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu.

Sự kiện đình đám nhất trong lĩnh vực công nghiệp ô tô năm qua phải kể đến việc Tập đoàn VinGroup chính thức khởi công xây dựng Nhà máy Sản xuất ô tô VinFast tại KCN Đình Vũ (Hải Phòng) với tổng vốn đầu tư khoảng 3,5 tỷ USD. Không ít người tỏ ra hoài nghi về tham vọng sau 2 năm sẽ cho ra mắt chiếc ô tô VinFast “made in Việt Nam” với chất lượng châu Âu. Tuy nhiên, những động thái liên tiếp được VinFast thể hiện như: Chiêu mộ những chuyên gia cấp cao, tầm cỡ quốc tế về làm quản lý; Tổ chức bình chọn xe cho người Việt hay đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy… khiến người ta hoàn toàn tin tưởng chiếc ô tô Made in Việt Nam chỉ còn là vấn đề này mai.

Thực tế với các chính sách khuyến khích sản xuất, lắp ráp trong nước hiện nay, ngoài các doanh nghiệp trong nước, không ít những doanh nghiệp FDI cũng đang phải đánh giá lại chiến lược kinh doanh để xác định hướng đi mới, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong nước để giữ thị phần. Theo đại diện một số doanh nghiệp ô tô lớn đang có nhà máy sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam, các doanh nghiệp hoàn toàn ủng hộ chính sách khuyến khích nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong nước.

Trong một chuyến công tác mới đây tại Hàn Quốc, khi đứng bên đường phố ở Thủ đô Seoul đang nườm nượp xe cộ nhưng người viết hiếm khi thấy một chiếc xe có xuất xứ Nhật Bản, Mỹ hay châu Âu, đa phần đều là xe nội địa như: Hyundai, Kia, Samsung... Anh bạn hướng dẫn viên tên là Son Kim đi cùng bảo: “Có đến 85% người Hàn Quốc chỉ đi xe nội”. Lý giải cho điều này, Son Kim cho biết, nhiều người cho rằng đó là tinh thần tự tôn dân tộc nhưng không hoàn toàn vậy. Cái quyết định vẫn là xe Hàn có giá rẻ mà chất lượng không thua kém nước nào. Đơn cử như mua một chiếc xe Kia Morning sử dụng trong thành phố chỉ có giá từ 8 – 9 nghìn USD. Còn mua một chiếc Hyundai Accent lớn hơn cũng chỉ có giá khoảng 10 nghìn USD trong khi một chiếc xe châu Âu rẻ nhất được bán tại đây cũng có giá từ 28 nghìn USD. Chỉ những người Hàn Quốc muốn thể hiện đẳng cấp, sang trọng mới mua xe ngoại.

Năm 2018, cơ hội bứt phá của sản xuất ô tô nội địa

Trước khi thuế nhập khẩu ô tô trong khu vực về bằng 0%, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đứng trước một bước ngoặt lớn khi Chính phủ đã có những thay đổi mạnh mẽ về tư duy, chính sách thuế nhằm đảm bảo sự công bằng giữa ô tô nhập khẩu nguyên chiếc và sản xuất lắp ráp trong nước đồng thời khuyến khích cho sản xuất, lắp ráp trong nước phát triển. Một trong những chính sách có tác động lớn, định hướng sự phát triển ngành công nghiệp ô tô trong thời gian tới chính là việc Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035.

Tiếp đến vào tháng 11/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 116 quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Nghị định đã thiết lập các điều kiện kinh doanh cần thiết đối với ô tô nhập khẩu đồng thời hoàn thiện, bổ sung tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu đối với ô tô sản xuất trong nước để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong nước, Chính phủ cũng vừa ban hành Nghị định 125, trong đó ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô 0% trong 5 năm (từ 2018 - 2022) đi kèm một số điều kiện về sản lượng, sản phẩm. Đây được cho là giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ô tô trong nước khi thuế nhập khẩu ô tô trong khu vực ASEAN về 0% từ năm 2018. Ngoài khung pháp lý, nhiều cơ chế khuyến khích khác cũng đang được áp dụng để vực dậy sản xuất trong nước.

Tại một cuộc hội thảo về công nghiệp ô tô mới đây do Bộ Công thương tổ chức, một ý kiến để lại nhiều ấn tượng là phát biểu của ông Nguyễn Đăng Tuất, nguyên Vụ trưởng Vụ Công nghiệp (Bộ Công thương) - người đã hơn 10 năm luân chuyển qua nhiều công việc khác nhau nhưng vẫn dành tâm huyết với ngành công nghiệp ô tô. Ông Tuất cho rằng, để có một “nền” công nghiệp ô tô, chúng ta cần phải có những bước đi đột phá về cơ chế, chính sách chứ không chỉ dừng lại ở việc miễn giảm thuế. “Thậm chí, ở Nhật Bản đã có thời kỳ họ chấp nhận lấy tất cả các nguồn thu từ ô tô để đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông vì chỉ khi có đường thì công nghiệp mới phát triển…”.

Với các chính sách mới vừa được Chính phủ ban hành, nhiều chuyên gia kinh tế kỳ vọng sẽ tạo ra cơ hội mới trong phát triển hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp ô tô ngay tại Việt Nam, thay vì lép vế trước làn sóng nhập khẩu ô tô, thắp lên khát vọng công nghiệp ô tô sẽ trở thành một ngành công nghiệp sản xuất phát triển, tạo sức bật cho nền kinh tế.  

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.