• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Khi nào Việt Nam bước vào thời kỳ bùng nổ ô tô?

20/04/2019, 09:00

Chỉ khi quy mô thị trường ô tô đủ lớn mới lôi kéo được doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ việc sản xuất phụ kiện trong nước, giúp giá xe rẻ hơn.

Mức tăng trưởng của thị trường ô tô cũng có thể sẽ cao hơn và đạt khoảng 12 - 15%/năm trong vòng 10 năm tới nếu như giá xe giảm và những biện pháp kích thích như cấm xe máy trong nội đô trở thành hiện thực

Theo một phân tích của Công ty Chứng khoán ViettinBank (CTS) vừa mới được công bố, 50 nghìn xe – là sản lượng tối thiểu cần đạt được của một mẫu ô tô để làm cơ sở cho một doanh nghiệp trong việc quyết định đầu tư sản xuất linh, phụ kiện ô tô hay không. Lý do bởi với sản lượng của một mẫu ô tô như vậy sẽ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sản xuất phụ kiện mỗi năm sẽ bán được 50 nghìn linh phụ kiện. Đây là con số được tính toán đủ để mang lại hiệu quả đầu tư các dây chuyền sản xuất linh phụ kiện ô tô.

Tuy nhiên thực tế hiện nay nếu nhìn vào doanh số của thị trường ô tô Việt Nam, sản lượng của những mẫu xe bán chạy nhất vẫn còn khá xa so với mức tối thiểu ấy. Cụ thể, Toyota Vios đạt doanh số cao nhất cũng chỉ ở mức hơn 27 nghìn xe; Hyundai i10 đứng thứ hai ở mức hơn 22 nghìn xe…

Quy mô nhỏ trong khi những ưu đãi để thu hút đầu tư phụ trợ là chưa rõ ràng đã khiến cho việc sản xuất ở Việt Nam chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp. Điều đó khiến giá thành xe sản xuất ở Việt Nam cao hơn 10 – 20% so với các nhà sản xuất lớn trong khu vực như Thái Lan, Indonesia.

Điều này cho thấy để công nghiệp phụ trợ ô tô vốn được xem là nền tảng để phát triển công nghiệp ô tô thu hút được các nhà đầu tư thực sự vẫn sẽ vẫn còn tiếp tục phải chờ đợi, đến khi mức thu nhập của người dân tăng lên để mua sắm ô tô nhiều hơn. Nếu muốn rút ngắn quá trình phát triển tự nhiên này thì chỉ còn cách mong chờ những chính sách khuyến khích công nghiệp phụ trợ một cách hợp lý để giúp giảm giá thành sản xuất, thúc đẩy việc mở rộng thị trường ô tô Việt.

Theo CTS, Việt Nam hiện vẫn đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ hợp lý đối với Việt Nam là khoảng 10,5%/năm nếu nhìn vào mối tương quan với GDP đầu người của các quốc gia trong khu vực. Khi GDP/người tăng 1% thì tiêu thụ xe/người tăng khoảng 1,5%.

Tuy nhiên, mức tăng trưởng của thị trường ô tô cũng có thể sẽ cao hơn và đạt khoảng 12 - 15%/năm trong vòng 10 năm tới nếu như giá xe giảm và những biện pháp kích thích như cấm xe máy trong nội đô trở thành hiện thực.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.