• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Khó có xe hơi giá rẻ vào năm 2018

25/09/2014, 09:35

Cho đến khi nào chúng ta vẫn xếp ôtô vào "mặt hàng cần hạn chế" thì dù thuế nhập khẩu về 0% vẫn có cách để nó không thể rẻ.

TIN LIÊN QUAN

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhiều người đang mong chờ vào cái mốc 2018, khi mà theo lộ trình AFTA thuế nhập khẩu xe hơi từ các nước ASEAN (đạt mức nội địa hóa trong khu vực trên 40%) sẽ về 0%. "Không phần trăm" là khái niệm quá tuyệt vời, ở nơi mà thuế xe hơi luôn cao tới 200% như Việt Nam.

Để dễ hình dung, tôi giả sử nếu giữ nguyên thuế tiêu thụ đặc biệt (từ 45% đến 60%) và GTGT (10%), thì giá xe sẽ rẻ đáng kể. Chẳng hạn một chiếc Yaris nhập Thái Lan đang bán tầm 33.000 USD chỉ còn 22.000 USD vào 2018. Con số quá hấp dẫn và hẳn nhiều người mong chờ thời khắc đó.

Nhưng vấn đề nằm ở chỗ mọi thứ có giữ nguyên như nhận định? Lẽ thường thì chúng ta, những người tiêu dùng, không bao giờ nhận đúng chính sách thuế Việt Nam.

Các bạn nên nhớ ôtô là mặt hàng liệt vào hạng "hạn chế" với loại thuế được gọi dưới cái tên "tiêu thụ đặc biệt". Ở Indonesia, họ gọi thuế này là "thuế xa xỉ", dành cho xe hạng sang nhập khẩu hoặc xe có tỷ lệ nội địa hóa hay dung tích động cơ không đạt chuẩn. Xe thân thiện với môi trường, xe có tỷ lệ nội địa hóa cao không phải chịu "thuế xa xỉ" nhằm tiệm cận nhiều khách hàng hơn. Nhưng ở Việt Nam từ chiếc xe hạng nhỏ, bé như Matiz hay to như Rolls-Royce Phantom đều chung số phận.

Thay đổi hay bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt? Chỉ quốc hội mới có quyền đó.

Ngoài ra, đang có tới 4 mức thuế và phí kiểm soát giá ôtô. Cứ cho rằng thuế nhập khẩu về 0%, tức giảm khoảng 1,5 lần giá xe (thuế hiện tại từ ASEAN là 50%), thì các nhà quản lý hoàn toàn có thể thay đổi các thành phần còn lại sao cho giá xe nằm đúng ở tầm "ít người mua được". Tỷ như thuế tiêu thụ đặc biệt tăng lên; thuế GTGT thành 20% thay vì 10% hay phí trước bạ thành 20% thay vì 12% (cho Hà Nội). 

Các hiệp định thương mại tự do FTA hay WTO chỉ áp dụng cho thuế nhập khẩu. Còn thuế tiêu thụ đặc biệt, GTGT hay trước bạ nằm ngoài phạm vi điều chỉnh. 

Vì vậy, cho tới khi nào xe hơi không được bỏ ra khỏi nhóm hàng "cần hạn chế", thì hãy yên tâm rằng chúng không dành cho số đông. Tốt nhất là chăm chỉ làm việc, kiếm tiền, tích lũy và lạc quan.

Một khi không thể hy vọng chùm nho tự nó hạ xuống, những con cáo nên nghĩ tới việc kê gạch vào chân mình.

 

Theo Vnexpress

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.