• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Khó khăn bủa vây các doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam

08/09/2021, 14:30

Các đại lý đang gặp khó về thủ tục đăng ký xe cho khách, hãng xe gặp khó khăn do chi phí tăng cao trong khi sản lượng bán hàng suy giảm.

Khó thực hiện giao dịch khi bán xe

Chia sẻ với PV Báo Giao thông ngày 4/9/2021, giám đốc đại lý VinFast Thăng Long (số 68 Trịnh Văn Bô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho hay, doanh nghiệp của ông hiện đang “rối tinh rối mù” về chuyện giấy đi đường cho nhân viên. Nhân viên đại lý không chỉ đi từ nhà đến văn phòng, mà còn phải đi ra trạm đăng kiểm, ra phòng CSGT để đăng ký xe cho khách.

Nhiều đại lý gặp khó khăn do việc đi lại để đăng ký đăng kiểm xe cho khách hàng, do không phải việc thiết yếu. Ảnh: Lam Anh

“Khi chưa xong những thủ tục đăng ký đăng kiểm, ngân hàng chưa giải ngân cho khách vay thì giao dịch mua xe chưa xong. Mà quy định về giấy đi đường cứ mỗi ngày mỗi kiểu thế này, đại lý sẽ “chết” nếu như không hoàn thành thủ tục đăng ký xe cho khách”, vị giám đốc đại lý than thở.

Đây chỉ là một trong những khó khăn có thể mô tả được bằng lời của đại lý ô tô thời điểm này, còn vô vàn những khó khăn khác về chi phí tài chính, dòng tiền cạn kiệt…đang bủa vây hệ thống phân phối ô tô.

Mới đây, đại diện một số hãng xe trong VAMA cũng vừa xác nhận triển lãm ô tô Việt Nam 2021 (Vietnam Motor Show - VMS 2021) sẽ không diễn ra như dự kiến vào tuần cuối của tháng 10 tại TP.HCM, do tình hình dịch Covid-19 tại thành phố lớn nhất cả nước còn diễn biến khó lường.

Kỳ triển lãm năm ô tô năm ngoái (VMS 2020) cũng bị hủy, với kỳ vọng rằng năm 2021 tình hình dịch bệnh sẽ được kiểm soát.

Bởi vậy, từ đầu năm nay, nhiều hãng đã chuẩn bị kế hoạch đưa xe mới về trình làng tại VMS 2021, hiện đang phải tính toán lại.

Một số hãng dù nỗ lực ra mắt xe mới bằng phương thức trực tuyến, nhưng hiệu quả chưa cao do việc mua xe của người Việt vẫn cần sự xem xét cảm nhận trực quan từ khách hàng.

Lợi nhuận từ phân phối ô tô giảm đến hết năm

Theo dự báo của nhóm phân tích Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), dịch Covid tái bùng phát đã khiến người dân hạn chế chi tiêu cho các sản phẩm không thiết yếu như ô tô.

Lực cầu yếu trong tháng 5 và tháng 6 khiến lượng xe tồn kho tăng nhanh từ 18.034 chiếc từ cuối quý I/2021 lên 56.668 chiếc vào cuối quý II/2021.

Bởi thế, lượng xe nhập khẩu các tháng 7 và 8 liên tục giảm, thậm chí tháng 8 chứng kiến lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu giảm gần 50% so với tháng 7 trước đó, chỉ khoảng 7.500 chiếc, trích số liệu từ Tổng cục Hải quan.

Theo dự báo của VDSC, ngành ô tô đối mặt với nhiều thử thách trong nửa cuối năm nay khi chi phí sản xuất của ngành vẫn duy trì ở mức cao do thiếu chip bán dẫn khi các nhà máy sản xuất chip chuyển đổi dây chuyền sản xuất sang chip dùng cho thiết bị điện tử (có nhu cầu cao hơn), đồng thời giá thép và chi phí vận chuyển vẫn còn đắt đỏ.

Lượng xe đến làm dịch vụ tại các đại lý trong hai tháng qua cũng giảm mạnh, do giãn cách xã hội ở nhiều đô thị lớn. Ảnh: Lam Anh

Chính phủ hiện chưa ban hành thêm chính sách mới để hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô. Phía Bộ Tài chính cho rằng, các chính sách trong quá khứ và những chính sách mới ban hành năm 2020 (Nghị định số 41, 57, 109) và Nghị định 52/2021 đã phần nào hỗ trợ ngành ô tô trong giai đoạn khó khăn. Do đó, không có chính sách mới được phê duyệt.

Hiện tại, Chính phủ đang xem xét lại giá để tính thuế tiêu thụ đặc biệt của ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống, sản xuất trong nước để giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, qua đó thúc đẩy nguồn cầu với các mẫu xe sản xuất trong nước.

Dự báo cho hay, doanh số bán hàng sẽ bị ảnh hưởng khi dịch bệnh đang làm tê liệt hoạt động kinh tế của các tỉnh thành phía Nam. Kết quả kinh doanh nửa cuối năm 2021 sẽ không thực sự tích cực.

Các nhà sản xuất đối diện với việc biên lợi nhuận gộp có thể sụt giảm do hạ giá bán để kích cầu trong khi giá vốn khó giảm và sản lượng bán hàng không cao.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.