• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Khốc liệt cuộc chiến giành ngôi vương thị trường ô tô Việt

20/01/2020, 06:31

Các doanh nghiệp ô tô đang tìm mọi cách để giành “miếng bánh” thị phần vốn nhỏ bé nhưng được đánh giá có rất nhiều tiềm năng.

Thị trường ô tô tại Việt Nam tuy nhỏ nhưng được đánh giá vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển

Tận dụng mọi cơ hội để giảm giá, liên tục đưa về thị trường Việt Nam những mẫu xe nhập khẩu giá rẻ, các doanh nghiệp ô tô đang tìm mọi cách để giành “miếng bánh” thị phần vốn nhỏ bé nhưng được đánh giá có rất nhiều tiềm năng.

Những cuộc “soán ngôi, đổi vị” chưa từng có

Theo công bố doanh số bán hàng của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và TC Motor, tổng doanh số toàn thị trường ô tô Việt Nam năm 2018 đạt 340.343 xe. Trong báo cáo mới nhất, đến hết tháng 11/2019, toàn thị trường ô tô Việt Nam đạt 359.930 xe, nhiều khả năng sẽ chạm ngưỡng gần 400.000 xe.


2019 được xem là năm có nhiều biến động nhất tại thị trường ô tô Việt Nam. Chưa năm nào có những mẫu xe đang vững vàng ở “ngôi vương” phân khúc bỗng dưng bị đánh bật, buộc phải “thoái vị” nhường chỗ cho mẫu xe khác. Hai mẫu xe mất “ngai vàng” gây bất ngờ nhất là Toyota Innova và Mazda CX-5 khi phải nhường chỗ cho 2 mẫu xe mới là Mitsubishi Xpander và Honda CR-V.

Từ năm 2018 trở về trước, Toyota Innova khiến mọi mẫu xe đa dụng (MPV) 7 chỗ đều phải ngán ngẩm bởi được định vị như một tượng đài không thể xô đổ ở phân khúc này. Các mẫu xe như: Kia Rondo, Suzuki Ertiga khi ấy đều không đủ sức để cạnh tranh với Toyota Innova dù đã đứng trên thị trường nhiều năm và có giá bán rẻ hơn. Tuy nhiên, cuối năm 2018, “tân binh” Mitsubishi Xpander bất ngờ được nhập khẩu từ Indonesia, từng bước chiếm lĩnh thị trường và trở thành kẻ thống trị phân khúc, đẩy Toyota Innova xuống vị trí thứ 2. Hết 11 tháng năm 2019, Mitsubishi Xpander bán ra 17.306 chiếc, trong khi “cựu vương” Toyota Innova chỉ đạt doanh số 10.784 xe, giảm gần 20%.

Không chỉ đánh bại Toyota Innova, trong tháng 10 và 11/2019 vừa qua, Mitsubishi Xpander còn làm được điều hiếm hoi trong lịch sử, khi vượt qua Toyota Vios để trở thành mẫu xe bán chạy nhất thị trường chỉ sau 1 năm có mặt tại Việt Nam. Nhiều người cho rằng, nếu nguồn cung đủ tốt, Mitsubishi Xpander có thể tiếp tục đứng đầu thị trường. Sự thành công của Xpander đã giúp Mitsubishi Motors Việt Nam vực dậy thị phần. Nếu như 11 tháng năm 2018, Mitsubishi chỉ chiếm 3,4% thị phần thì hết tháng 11 năm 2019, con số này đã tăng lên thành 9,7%, gấp gần 3 lần. Đây được xem như sự hồi sinh cả một thương hiệu ô tô tại Việt Nam.

Không thần tốc như Mitsubishi Xpander, Honda CR-V phải mất tới 1 năm để lật ngược thế cờ trước Mazda CX-5 trong phân khúc crossover. Trước đây, Honda CR-V nhập khẩu khan hàng, kênh giá nên ít ai nghĩ mẫu xe này sẽ qua mặt được Mazda CX-5. Nhưng sang năm 2019 khi Honda CR-V tăng cường nhập khẩu, xe không còn bị kênh giá tại đại lý, thậm chí còn giảm giá đã trở thành mối lo thực sự với các đối thủ. Bằng chiêu giảm giá, tặng kèm phụ kiện, cộng với mác xe nhập, Honda CR-V đã soán ngôi Mazda CX-5, trở thành mẫu crossover bán chạy nhất năm 2019. Trong 11 tháng năm 2019, Honda CR-V bán ra 12.263 chiếc, trong khi doanh số Mazda CX-5 chỉ đạt 9.171 chiếc.

Việc Mazda CX-5 bị cạnh tranh khốc liệt phần nào ảnh hưởng tới thị phần của thương hiệu này tại Việt Nam khi 11 tháng năm 2018 Mazda chiếm 12,3% thị phần thì cùng kỳ năm 2019, con số này chỉ còn 10,7%. Với Toyota, hãng xe vẫn đang kinh doanh khá tốt khi cùng thời gian trên, năm 2018 chỉ chiếm 23,3% thị phần nhưng sang năm 2019 chỉ còn 25,7%.

Các hãng xe tại Việt Nam hiện nay hầu như cạnh tranh nhau ở các phân khúc A, B, C, D, crossover, SUV, MPV và bán tải. Tuy vậy, cũng có nhiều hãng xe không cạnh tranh ở một vài phân khúc như Toyota là không có crossover; Mitsubishi không có xe cỡ C và D hay Ford không có xe cỡ A, D và crossover… điều đó cho thấy các hãng xe đang dồn sự tập trung vào những mẫu xe chiến lược để giữ thị phần thay vì dàn trải trên nhiều phân khúc khác nhau.

Cuộc chiến về giá chưa đến hồi kết?

Thị phần các hãng xe tại Việt Nam từ đầu năm đến hết 11 tháng năm 2018 và 2019

Chưa khi nào cuộc chiến giảm giá diễn ra khốc liệt như dịp cuối năm 2019. Ông Hiếu, Trưởng Tiểu ban Chính sách Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho hay, theo lẽ thông thường, khoảng thời gian cuối năm giá ô tô sẽ có chiều hướng tăng bởi khách mua nhiều nhưng năm nay lại đang có chiều hướng giảm sâu. “Tôi cho rằng các hãng đang ra sức giảm giá để cạnh tranh, giành thị phần, nhất là vào mùa mua xe cao điểm cuối năm”, ông Hiếu nhận định.

Một lý do khác là nhiều hãng xe kỳ vọng lớn vào doanh số ô tô năm 2019, tăng cường sản xuất lắp ráp, đẩy mạnh nhập khẩu. Tuy nhiên, thị trường không tăng trưởng như kỳ vọng, lượng xe tiêu thụ thấp hơn dự kiến nên xảy ra tình trạng hàng tồn kho nhiều. “Xe tồn kho nhiều sẽ khiến cả hãng xe lẫn đại lý đều phải giảm giá để đẩy hàng tồn, tiếp tục công việc sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh ô tô mới”, ông Hiếu nhận định.

Có thể thấy, nguồn cung cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới giá bán thực tế của xe. Cung nhiều, cầu ít xe buộc phải giảm giá và ngược lại, cung ít, cầu nhiều chắc chắn giá xe sẽ cao hơn.

Bước sang năm 2020, khi các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nước như: THACO, TC Motor hay VinFast đều đang đẩy mạnh việc sản xuất, lắp ráp với các nhà máy hiện đại bậc nhất, chắc chắn, nguồn cung sẽ rất dồi dào.

Bên cạnh đó, khi Nghị định 116 được sửa đổi, ô tô nhập khẩu rộng cửa về Việt Nam, đảm bảo nguồn cung với xe nhập sẽ còn lớn hơn so với hiện nay. Trước tình hình như vậy, rất có thể, các hãng xe vẫn sẽ còn phải tiếp tục giảm giá để cạnh tranh, lôi kéo thêm thị phần trong cuộc chiến doanh số ô tô. Vì thế cuộc chiến về giá được dự báo sẽ còn tiếp diễn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.