• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Không gia hạn chính sách giảm 50% phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước

29/12/2020, 17:59

Thông tư 112 của Bộ Tài chính vừa ban hành có 29 loại phí, lệ phí tiếp tục được giảm đến hết 30/6/2021, tuy nhiên không có lệ phí trước bạ ô tô.

Tháng 12/2020, nhiều dòng xe lắp ráp trong nước trở nên khan hiếm do lượng tiêu thụ tăng vọt nhờ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ. Ảnh: Ford Việt Nam

Theo Thông tư 112 do Bộ Tài chính ban hành ngày 29/12/2020, từ ngày 1/1/2021, có 29 loại phí, lệ phí tiếp tục được giảm với mức giảm từ 50 - 100%.

Theo đó, giảm 70-90% phí bảo trì đường bộ đối với ô tô kinh doanh vận tải; giảm 90% phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm 50-100% phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán…

Một số loại lệ phí khác như phí cấp căn cước công dân giảm 50%; phí trong lĩnh vực y tế giảm 70%.

Kể từ ngày 1/7/2021 trở đi, mức thu các khoản phí, lệ phí quay trở lại áp dụng như thời điểm chưa có dịch.

Tuy nhiên, lệ phí trước bạ với ô tô lắp ráp trong nước không được giảm 50% kể từ 1/1/2021. Như vậy chính sách này đã thực thi hơn 6 tháng và chấm dứt vào ngày cuối cùng của năm 2020.

Bộ Tài chính ước tính, việc giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước khiến ngân sách nhà nước hụt thu khoảng 3.700 tỷ đồng.

Đổi lại, chính sách này đã thúc đẩy tiêu thụ ô tô lắp ráp trong nước bật tăng trong 6 tháng cuối năm 2020.

Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô (VAMA), trong tháng 11/2020, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 36.359 xe, tăng 9% so với tháng 10/2020 và tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo VAMA, sản lượng của xe lắp ráp trong nước trong tháng 11 đạt 23.509 xe, tăng 15% so với tháng trước; lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc chững lại, chỉ đạt 12.850 xe, tăng 0,7% so với tháng trước.

Thông tư 112 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 và hết hiệu lực vào ngày 30/6/2021.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.