• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Không gọi được cứu hộ, mang xe hỏng về xưởng thế nào?

21/07/2014, 16:00

Dù hiếm gặp, nhưng để đưa được chiếc xe hỏng dọc đường về xưởng sửa chữa một cách an toàn và nguyên vẹn thân vỏ, đòi hỏi những kỹ thuật mà không phải tài xế nào cũng biết.

Nếu không gọi được xe cứu hộ, việc kéo xe đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật để đảm bảo an toàn - Ảnh minh họa
Nếu không gọi được xe cứu hộ, việc kéo xe đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật để đảm bảo an toàn - Ảnh minh họa

Khi lưu thông trên đường, không tránh khỏi tình huống xe hỏng bất ngờ và hầu hết đều không đủ khả năng để sửa chữa tại chỗ, một phần do không hiểu kỹ thuật hoặc thiếu thiết bị chuyên dụng.

Thông thường khi gặp tình huống trên, phản ứng của chủ xe là gọi trung tâm cứu hộ nhờ giúp đỡ. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc nhờ hỗ trợ cũng được suôn sẻ. Không ít trường hợp chủ xe phải nhờ cậy phương tiện khác kéo xe về xưởng, nếu không muốn mất quá nhiều thời gian “nằm” lại dọc đường để chờ xe cứu hộ.

Mặc dù vậy, việc kéo xe trên đường không hề đơn giản và nhiều khi còn tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn hoặc gây thêm hỏng hóc cho xe bị kéo.

Dưới đây là những kỹ thuật kéo xe an toàn có thể sẽ giúp ích cho các tài xế trong những tình huống không may gặp phải. Bài viết được sự hỗ trợ của chuyên viên Phùng Hoàng Minh, kỹ sư trưởng Xưởng sửa chữa ôtô Tiên Phong (Hà Nội).

Về cơ bản, mọi ôtô đề có móc kéo đính ở đầu hoặc đuôi xe, do vậy việc chuẩn bị cho quá trình kéo xe phụ thuộc chủ yếu vào lựa chọn dây kéo. Thông thường, nếu kéo xe trên đường bằng, thì dây kéo có thể dùng một trong hai loại: dây mềm có khả năng chịu lực hoặc dây cứng như ống tuýp, dây cáp. Còn nếu kéo xe trên đường dốc hoặc qua cầu phà thì bắt buộc phải dùng thanh nối cứng. 

Hạn chế tối đa việc sử dụng cáp thép hoặc dây có móc sắt ở đầu, bởi nếu không may bị đứt, đầu dây có thể đập vỡ kính xe.

Trước khi kéo, cần xác định mục đích kéo để nổ máy hay đưa thẳng xe về xưởng. Nếu kéo nổ, xe bị kéo nên gài số 2 hoặc số 3 tùy theo tốc độ và nhanh chóng trả về số 0 hoặc nhấn chân côn khi động cơ đã hoạt động. Đồng thời, giữ chân ga và rà phanh để tránh tông vào xe kéo phía trước, không phanh gấp bởi có thể làm đứt dây kéo.

Nếu phải kéo xe trên chặng đường dài, hai tài xế phải thống nhất trước các tín hiệu để giao tiếp với nhau trong quá trình vận hành, đồng thời, cả hai xe luôn bật chế độ cảnh báo (nháy 4 xi-nhan) để các phương tiện khác chú ý.

Xe phía trước phải duy trì sức kéo, giữa khoảng cách với xe sau, chạy đều và khỏe bằng cách sử dụng số 2 hoặc 3 và giữ sâu chân ga. Khi căn đường và vào cua, xe kéo phải tính chiều dài dây và xe sau, bởi nếu chuyển hướng gấp sẽ dẫn đến tình huống kéo ngang đầu xe sau. 

Trong trường hợp xe hỏng không phải loại số sàn, thì việc đầu tiên là phải chuyển cần số sang vị trí N, tốc độ kéo xe không quá 30 km/h và hành trình kéo xe không nên vượt quá 50 km.

 

Phúc Lâm

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.