• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Kiểm tra chất lượng xe cũ như thế nào trước khi mua?

27/08/2020, 10:00

Ngoài việc kiểm tra ngoại thất, nội thất và động cơ, người mua xe cũ nên kiểm tra lịch sử bảo dưỡng của xe để tránh rủi ro.

Những chi tiết ngoại thất sẽ phản ánh khá sát với quá trình sử dụng của người sở hữu ô tô

Kiểm tra ngoại thất

Việc đầu tiên mà người mua xe cũ cần làm là kiểm tra ngoại thất. Hãy kiểm tra xem bên ngoài có vết trầy xước gì không, gioăng cao su cửa xe còn chắc chắn hay không, viền nắp ca-pô có bị kênh hay không... Ngoài ra, khách hàng cũng nên kiểm tra các bộ ốc vít, độ mòn của lốp xe, độ sâu của rãnh lốp, đĩa phanh có bị mòn nhiều hay không, bề mặt la-zang đã bị xước, móp hay mẻ chỗ nào...

Các chi tiết bên trong khoang động cơ và nắp ca-pô sẽ cho người mua biết được xe đã từng bị va chạm mạnh hay chưa

Kiểm tra gầm xe

Nhìn vào gầm xe cũng có thể đánh giá được lịch sử di chuyển và sử dụng của xe để đánh giá chất lượng xe. Nếu gầm xe có những vết lõm do đá văng vào, rỉ sét trong quá trình sử dụng thì chất lượng của xe cũng không còn được đánh giá cao.

Kiểm tra nội thất

Hãy kiểm tra bề mặt ghế ngồi (đặc biệt là ghế lái xe), nếu xe đã đi nhiều thì ghế sẽ có nhiều nếp nhăn (nhất là đối với ghế da sẽ thể hiện rất rõ). Ngoài ra, những chi tiết như độ mòn của vô lăng xe, các nút bấm trên vô lăng, các núm tăng giảm âm lượng, chỉnh điều hòa, người mua cũng cần kiểm tra. Xe sử dụng càng nhiều thì các chi tiết này sẽ càng dễ xuất hiện hao mòn, đổi màu, trầy xước.

Kiểm tra các thông số và lịch sử thay đổi của xe (nếu có)

Những thông tin mà người mua ô tô cũ cần biết gồm: thời điểm sản xuất xe, thời điểm xe được đăng ký lần đầu (thời điểm những lần đăng ký sau nếu xe qua 2 đời chủ trở lên). Khách hàng mua xe có thể căn cứ vào thời điểm đăng ký xe lần đầu để tính quãng đường xe đã đi mỗi năm.

Thông thường, một mẫu xe để đi gia đình, đi làm di chuyển trong phố là chủ yếu sẽ đi được khoảng 10.000 km/năm (1 vạn km). Đối với những mẫu xe hạng sang thì sẽ di chuyển ít hơn (dưới 1 vạn km). Tuy nhiên, đối với những chiếc xe đã chạy dịch vụ hoặc để kinh doanh thì quãng đường di chuyển có thể dao động từ 20.000 đến 30.000 km/năm.

Ngoài ra, trong thời gian sử dụng xe, các chủ xe sẽ đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ tại các garage. Và hoạt động đó sẽ được các thợ bảo dưỡng ghi lại thông tin chính xác trong sổ nhật ký bao gồm số km, thời gian, nội dung…

Người mua ô tô sẽ có cái nhìn chân thực hơn khi trực tiếp cầm lái chiếc xe

Lái thử xe

Khi trực tiếp điều khiển xe, người mua sẽ có đánh giá trực quan hơn về cảm giác lái, khả năng tăng tốc của xe, độ rung của xe và độ trễ chân ga sau một thời gian sử dụng.

Mang xe đến các xưởng dịch vụ chính hãng

Nếu người mua xe đã tự mình tìm hiểu hết các thông tin xe kể trên mà vẫn chưa yên tâm về chất lượng, nếu người bán xe cho phép, khách hàng có thể mang xe đến các xưởng dịch vụ, các trung tâm bảo dưỡng xe chính hãng. Mặc dù mất thêm một chút chi phí (khoảng trên dưới 1 triệu đồng), nhưng đây là nơi tin cậy nhất để kiểm tra chất lượng xe cũ trước khi mua xe và sử dụng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.