• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Kiến nghị Thủ tướng bãi bỏ cách tính tỷ lệ nội địa hóa ô tô

02/03/2022, 08:30

Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cho rằng phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa hiện nay gây chồng chéo, không phù hợp thực tiễn.

Ngày 15/2/2022, Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, văn bản nêu: “Việt Nam vẫn sử dụng phương pháp tính tỷ lệ nội địa hoá theo cụm chi tiết được sản xuất trong nước. Với cách tính này, mỗi cụm linh kiện, phụ tùng chính được áp một điểm số và quy ra một tỷ lệ (%) nội địa hóa nhất định mà không phụ thuộc vào giá trị linh kiện, phụ tùng đó”.

VAMI nhận thấy, các văn bản trên của Bộ KHCN không còn phù hợp quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gây chồng chéo, không phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn sản xuất kinh doanh ô tô.

“Tuy nhiên, đến thời điểm này, hơn 7 năm từ quyết định 1168/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực, Bộ KHCN chưa ban hành văn bản bãi bỏ và công bố công khai trên thông tin đại chúng”, trích văn bản.

Lắp ráp xe bán tải Ford Ranger tại nhà máy ở Hải Dương

“Vì vậy, VAMI kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ KHCN sớm bãi bỏ các quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt với xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ các nước ASEAN với thuế suất 0%”, văn bản của VAMI nêu.

Trong văn bản kiến nghị với hiệp hội VAMI, một doanh nghiệp thành viên là nhà sản xuất ô tô Thaco cho hay, cách tính toán và xác định tỷ lệ nội địa hóa như trên đã không còn phù hợp với thực tiễn công nghệ sản xuất ô tô trên thế giới hiện nay.

Với xu hướng công nghệ ngày càng phát triển, các tính năng và linh kiện trên ô tô ngày càng đổi mới, hiện đại và chiếm tỷ trọng giá trị lớn so với giá trị của chiếc xe, nhất là với các dòng xe con cao cấp, xe điện…

Trước đó, trong văn bản góp ý ngày 20/10/2021, Bộ GTVT nêu: "Căn cứ các quy định hiện hành dẫn trên, thực tiễn phát triển của công nghệ sản xuất ô tô cũng như tính phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, Bộ GTVT nhận thấy các quy định về mức độ rời rạc của linh kiện ô tô của Bộ KHCN như hiện nay sẽ gây chồng chéo về quản lý, tạo thêm rào cản cho doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước, do đó cần phải được rà soát bãi bỏ cho phù hợp".

Ngày 25/10/2021, trong văn bản góp ý của Bộ Công thương gửi Bộ KHCN về việc rà soát quy định này, Bộ Công thương nêu quan điểm: "Phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa ô tô tại văn bản 28/2004/QĐ-BKHCN đã không còn phù hợp với thực tiễn sản xuất ô tô, định hướng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ".

Về phương pháp xác định độ rời rạc của bộ linh kiện, Bộ Công thương cũng cho rằng Bộ KHCN cần xem xét sửa đổi hoặc bãi bỏ quy định này cho phù hợp với quy định tại nghị định 57/2020.

Hôm 28/2/2022, một chuyên viên Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ (Bộ KHCN) cho hay, cơ quan này đã hoàn tất lấy ý kiến với dự thảo thông tư bãi bỏ các quy định này.

“Dự thảo cuối cùng trình lãnh đạo bộ dự kiến là bãi bỏ toàn bộ 3 văn bản nói trên. Hiện lãnh đạo Bộ đang xem xét”, vị này nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.