• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Kinh nghiệm đi xe qua vùng ngập nước

28/05/2016, 13:17

Về số thấp, giữ đều tay ga, hạn chế đi vào đường lạ và tuyệt đối không cố khởi động khi xe chết máy.

13239452_1328117097205700_2506152044318483501_n
Chủ phương tiện cần có những kinh nghiệm khi lái xe qua vùng ngập nước - Ảnh: Thanh Tùng

Về số thấp, giữ đều tay ga, hạn chế đi vào đoạn đường lạ và tuyệt đối không cố khởi động khi xe chết máy là những kinh nghiệm sống còn phải nhớ khi đi xe qua vùng ngập nước.

Cơn mưa lớn kéo dài nhiều giờ từ đêm 24 đến sáng sớm ngày 25/5 đã khiến cho nhiều tuyến phố ở thủ đô Hà Nội ngập sâu trong biển nước. Lượng mưa quá lớn cộng với tình trạng nước khó tiêu, thoát khiến nhiều phương tiện tham gia giao thông vào giờ cao điểm buổi sáng bị chết máy do chủ phương tiện chưa có kinh nghiệm di chuyển khi ngập nước. Cần bỏ túi những kinh nghiệm sống còn khi lái xe qua vùng ngập nước và xử lý nếu chẳng may xe của bạn chết máy.

Tránh trơn, trượt khi di chuyển

Xe máy vẫn là phương tiện di chuyển chính của nhiều người dân Việt Nam. Trong mùa mưa, nhiều người đi xe máy thường gặp phải tình trạng ngã xe do đường trơn, trượt. Đặc biệt là chị em phụ nữ không xử lý được tốc độ và tay lái của mình.

Một phần nguyên nhân là nhiều người có thói quen sử dụng phanh trước. Do đường trơn, khi không gặp tình huống cần xử lý, nếu chỉ dùng phanh trước sẽ nguy hiểm khi không làm chủ được tay lái. Do đó. người lái nên sử dụng phanh cả hai bên hoặc chỉ dùng phanh bên trái.

Tránh những đoạn đường ngập sâu

13267924_1328117050539038_6287507568198280027_n
Nếu có thể, hãy cố tránh những đoạn đường ngập sâu - Ảnh: Thanh Tùng

Để tránh các đoạn đường ngập, nhiều người có tâm lý tìm đến các tuyến đường khác để di chuyển. Tuy nhiên, lời khuyên là không nên cố đi qua các tuyến đường lạ khi đang xảy ra tình trạng ngập nước.

Nếu có thể, hãy cố gắng tránh đi qua các đoạn đường ngập hoặc ngập sâu. Khi chẳng có lựa chọn nào khác, người điều khiển xe cần bĩnh tĩnh để xử lý đúng cách, nếu không, xe rất dễ chết máy dẫn đến hư hỏng.

Ước lượng độ sâu của đoạn nước ngập

Nếu buộc phải đi qua các đoạn đường ngập, trước tiên, nên quan sát và ước lượng độ sâu của đoạn đường ngập. Và luôn nhớ một nguyên tắc, mức nước ngập không nên vượt quá ống xả.

Đặc biệt, bạn nên tránh đi vào các đoạn đường lạ đang ngập nước bởi không thể quan sát tình trạng đoạn đường khi nước ngập. Việc không biết tình trạng đường đi khi ngập nước không chỉ khiến xe dễ chết máy, sặc nước do bạn không phán đoán được độ sâu của đoạn đường ngập mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Di chuyển với tốc độ chậm

xe4

Khi trời mưa, ngập, mọi người thường có tâm lý vội vàng khi di chuyển ngoài đường, nhưng dù vội, hãy nên giữ khoảng cách với các xe xung quanh đề phòng các va chạm khi tầm nhìn bị vướng hoặc không xử lý và làm chủ được tốc độ do đường trơn, trượt.

Cố gắng tránh việc chạy sát hoặc chạy song song với các ô tô tải hoặc ô tô có kích thước lớn vì các xe này có thể tạt nước hoặc gây sức nước mạnh khiến người đi xe, đặc biệt là chị em phụ nữ có tay lái yếu không giữ được thăng bằng.

Về số thấp và giữ đều tay ga

Nếu buộc phải đi qua vùng nước ngập, để có thể an toàn vượt qua, người đi nên nhớ hãy về số thấp (đối với xe số) hoặc giữ đều tay ga và tốc độ khi đi qua vùng ngập nước. Tránh việc giảm ga, rồ ga và phanh đột ngột sẽ khiến xe bạn dễ chết máy hơn. Bạn cũng không nên cố tăng ga khi điều khiển xe qua vùng ngập.

Kinh nghiệm cũng cho thấy, việc di chuyển chậm và đi xe ở số thấp (với các xe số) sẽ giúp bạn vượt qua các vùng ngập nước an toàn.

Khi thấy xe có dấu hiệu yếu ga hoặc tăng ga nhưng xe không chạy, điều này có nghĩa xe đã bị ngấm nước và chết máy. Tuyệt đối, không được khởi động lại máy ngay và liên tục. Lúc này, người điều khiển xe nên tắt máy, dắt bộ qua vùng ngập và để ít phút để nước bốc hơi bớt rồi mới khởi động lại máy.

Xử lý xe máy sau khi đi qua vùng ngập

Đối với những chiếc xe số bị chết máy khi đi qua khu vực ngập nước, sau khi dắt xe ra khỏi khu vực ngập, người dùng nên cố gắng nghiêng xe để xả hết nước trong ống xả, khởi động và để máy chạy một lúc cho hơi nước thoát bớt rồi mới đi tiếp.

Quan trọng, sau khi di chuyển qua vùng ngập, người dùng nên mang đến để các thợ sửa chuyên nghiệp kiểm tra chi tiết máy, thay dầu xe, hệ thống điện, kiểm tra chế hòa khí, xả hết xăng. Đặc biệt là các xe đã chết máy bởi lúc này các chi tiết máy của xe đã bị dính nước và cần được vệ sinh lại để tránh nguy cơ hỏng hóc.

Một lưu ý dành cho những người đang sử dụng xe ga, bên cạnh thay dầu cần kiểm tra bộ lọc khí do thiết kế riêng thường đặt thấp nên dễ bị ngấm nước làm khó nổ máy.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.