• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Kỹ năng lên dốc và xuống dốc dành cho lái mới

11/12/2019, 13:30

Muốn lái xe an toàn trên những cung đường dốc cao và dài, quanh co, gấp khúc cần tập luyện thành thục các thao tác phanh, ga, côn, số.

Địa hình Việt Nam với 3/4 là đồi núi nên cánh tài xế không khó để bắt gặp những con dốc lớn

Lái xe ô tô lên dốc

Khi lên dốc, người lái xe cần quan sát độ cao và độ dài của dốc để phán đoán vị trí phải đổi số. Đối với dốc thấp cần tăng tốc độ trước khi đến chân dốc để lấy đà vượt dốc.

Đối với những con dốc thấp thì việc lên dốc của tài xế không quá khó khăn

Đối với dốc lên trung bình, cần tăng tốc lấy đà, tới giữa dốc thì về số. Chú ý không để động cơ có tiếng gõ, thao tác về số đúng kỹ thuật.

Đối với dốc lên cao, cần về các số thấp từ chân và ngang dốc, điều chỉnh ga cho xe từ từ lên dốc (đang lên dốc cao khó về số, nên cần phải thao tác nhanh). Chú ý khi gần đến đỉnh dốc phải đi chậm, sát về phía bên phải đường, phát tín hiệu (còi, đèn) để báo cho người lái xe phía đối diện tới biết.

Lái xe ô tô xuống dốc

Khi xuống dốc, tuỳ theo độ dốc và tình trạng mặt đường để gài số phù hợp.

Với độ dốc thấp có thể dùng số cao, ga nhẹ.

Với độ dốc cao, lái xe về số thấp, kết hợp phanh động cơ với phanh chân để khống chế tốc độ.

Đối với những con dốc cao, tài xế cần kết hợp về số thấp và phanh để tránh trường hợp xe bị tuột dốc

Khi xuống dốc dài, tuỳ theo độ dốc để về số cho phù hợp, sử dụng phanh động cơ là chủ yếu, phanh chân dùng để hỗ trợ. Nếu đạp phanh chân lâu dài, má phanh sẽ bị nóng, cháy.

Dù lên dốc hay xuống dốc thì tài xế luôn phải tuân thủ quy tắc về khoảng cách giữa các xe

Chú ý, khi chạy trên đường dốc phải giữ khoảng cách giữa các xe đủ an toàn. Khi lên dốc đề phòng xe đi trước tụt dốc, xuống dốc đề phòng xe sau mất phanh nguy hiểm.

Nếu dốc quá dài, nên chọn vị trí dừng xe, tắt động cơ để nghỉ nhằm giảm nhiệt độ cho động cơ và cơ cấu phanh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.