• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Lái xe cần bao nhiêu "giờ bay" để có kỹ năng thuần thục?

14/10/2022, 14:30

Sau đề xuất người có bằng lái trong vòng 1 năm không được đi trên cao tốc, nhiều người đặt câu hỏi cần bao nhiêu "giờ bay" để lái xe thuần thục.

Mới đây, Sở GTVT TP.HCM có văn bản đề nghị Bộ GTVT quy định người có bằng lái ô tô trong vòng 1 năm kể từ ngày cấp lần đầu không chạy quá tốc độ 60km/h và không chạy xe trên cao tốc. Đề xuất này vấp phải nhiều ý kiến trái chiều của người dân. Hiện Sở GTVT đã rút lại văn bản đề xuất trên.

Theo quy định, số km thực hành lái xe đối với học viên tối thiểu từ 1.000 - 1.100km trong quá trình đào tạo, tuỳ từng hạng xe

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Báo Giao thông, đại diện Vụ Phương tiện và Người lái (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, thống kê của Tổng cục Đường bộ VN hàng năm cho thấy, trong các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đều do những người có thâm niên lái xe cả chục năm, không có trường hợp nào mới được cấp GPLX gây tai nạn.

Kiến nghị này không có cơ sở và khó có thể tiếp thu vào dự thảo Thông tư.

Về câu hỏi, người học lái xe ô tô cần bao lâu thì được cho là lái xe thuần thục, đại diện Vụ Phương tiện và Người lái (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, điều này còn phụ thuộc vào kỹ năng, năng khiếu của mỗi người.

Tuy nhiên, trong quá trình học lái xe tại các trung tâm đào tạo, học viên phải chấp hành nghiêm các quy trình, thời gian đào tạo theo đúng quy định của Bộ GTVT, trong đó, số km thực hành lái xe đối với học viên hạng B1 tối thiểu là 1.000km, đối với hạng B2 và C tối thiểu là 1.100km trong suốt quá trình học.

Sau khi hoàn thành kỳ thi sát hạch, đỗ và được cấp bằng thì đủ điều kiện lái xe tham gia giao thông bình thường mà không có bất kỳ sự phân biệt nào.

Khi tham gia giao thông, điều quan trọng nhất là cần phải chấp hành nghiêm Luật GTĐB để đảm bảo an toàn

Vị đại diện này cho biết thêm, quá trình học tại các trung tâm đào tạo sát hạch lái xe, bên cạnh học các kỹ thuật lái xe, từ ngày 1/1/2022, Bộ GTVT còn yêu cầu các cơ sở đào tạo hướng dẫn cho học viên thêm cách xử lý, phán đoán các tình huống mất ATGT.

Ngoài việc chấp hành nghiêm chương trình học, nội dung đào tạo, tìm hiểu kỹ các tình huống hay mất ATGT mà Tổng cục đường bộ đã biên soạn, người học cũng như lái mới nên tìm hiểu và tự phán đoán, xử lý các tình huống khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn. Điều quan trọng hơn cả đó là phải chấp hành nghiêm Luật GTĐB.

Cũng liên quan đến vấn đề này, lãnh đạo Trung tâm sát hạch lái xe Hưng Yên cho biết, khi học viên đã hoàn thành khoá học lái xe tại trường đào tạo, trải qua kỳ thi sát hạch gồm 11 bài thi đối với hạng B, 10 bài thi đối với hạng C là đã có đủ điều kiện để điều khiển xe một cách độc lập tham gia giao thông.

“Tuy nhiên, để từ kỹ năng chuyển thành “kỹ xảo” cần phải tham gia giao thông trong một thời gian mới có kinh nghiệm xử lý các tình huống giao thông trên đường, giúp các kỹ năng lái xe trở nên thành thạo, thuần thục hơn.

Nếu ngày nào cũng lái xe thì sẽ mất khoảng thời gian từ nửa tháng đến một tháng để có kinh nghiệm lái xe và cảm giác lái tốt hơn. Để làm được điều này, khi học viên thi đỗ kỳ thi sát hạch lái xe nên có xe để sử dụng luôn, nếu để một thời gian không lái xe thì việc “mai một” kỹ năng là hoàn toàn có thể xảy ra và điều khiển xe sẽ khó đảm bảo ATGT”, lãnh đạo Trung tâm sát hạch lái xe Hưng Yên nói.

Lựa chọn một chiếc xe phù hợp khi mới lái xe tham gia giao thông đường trường là rất cần thiết

Để tham gia giao thông an toàn đối với các lái xe mới cần chấp hành nghiêm Luật GTĐB, lựa chọn cho mình một chiếc xe phù hợp. Ví dụ, khi học lái xe sử dụng xe sedan để học thì khi mới bắt đầu lái trên đường trường sau khi có bằng cũng nên lái xe sedan trước để dần dần nâng cao kỹ năng lái xe, xử lý tình huống giao thông tốt. Sau khi đã lái xe thuần thục và tự tin, có thể chuyển lên các dòng xe CUV, SUV.

Việc bất ngờ chuyển loại xe học khi mới bắt đầu lái xe có thể tạo cảm giác lạ lẫm vì không quen xe, dễ dẫn đến các tình huống bất trắc.

Ngoài ra, tại các trường đào tạo lái xe cũng có đủ các kiểu loại phân khúc xe cho học viên lựa chọn, phù hợp với loại xe di chuyển thực tế của học viên sau khi ra trường.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.