• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Lái xe dưới trời nắng nóng: Hiểm họa khôn lường

03/06/2016, 13:10

Nhiệt độ trong xe luôn cao hơn ngoài trời khiến sức khỏe người sử dụng đối mặt với những rủi ro khó lường.

20160602113335-khoang-noi-that
Lái xe dưới thời tiết nắng nóng, nhiệt độ trong xe có thể cao gấp đôi so với bên ngoài - Ảnh minh họa

Xe bị "hấp nóng" gây hại đến sức khỏe

Các gia đình có ôtô đều nhận ra nguy hiểm khi để trẻ em hoặc thú nuôi trong xe đóng kín dưới trời nắng. Nhưng hầu hết mọi người đều không biết rằng, nhiệt độ trong xe có thể cao tới 70 độ và xe ô tô tăng nhiệt rất nhanh.

Nhiệt độ ngoài trời tăng cao, nhất là khi mặt trời chiếu đứng bóng vào giữa trưa như nhiệt độ ở Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc vài ngày gần đây (nền nhiệt ở khoảng trên dưới 40 độ C) có thể tiềm ẩn những mối nguy hiểm đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Sự ảnh hưởng lớn của nhiệt độ thời tiết đến nhiệt độ trong ô tô đã được các nhà nghiên cứu của đại học Hamilton (Canada) tiến hành. Theo đó, hiện tượng nóng trong ca-bin (thường được gọi là heatstroke hoặc hyperthermia) được xác định khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng 40,5 độC. 

Khi nhiệt độ ngoài trời ở mức 35 độ C, chỉ cần 20 phút, ca-bin một chiếc xe nhỏ (không bật điều hòa) có thể đạt 50 độ C. Nếu thời gian là 40 phút, nhiệt độ ca-bin lên tới 65,5 độC. Nhiệt độ trong ca-bin ảnh hưởng lớn tới con người. Trong đó, trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng nhanh và nhiều nhất. Tốc độ tăng nhiệt của trẻ nhỏ nhanh gấp 5 lần so với người lớn.

20 phút không phải là khoảng thời gian dài, chỉ tương đương với việc bạn uống một tách cafe. Nhiều người phòng tránh hiện tượng này bằng cách mở hé kính nhưng hiệu quả không đáng kể. Theo nghiên cứu, kể cả hạ tất cả kính xuống thì hiệu ứng nhà kính vẫn khiến người ngồi trong khó chịu.

Khi nhiệt độ tăng, cao su và nhựa vinyl trên xe bắt đầu bay hơi. Dầu và các dung môi bên trong vật liệu thì hóa hơi. Người lái có thể nhận ra một lớp mỏng bám trên cửa kính sau khi để xe trực tiếp dưới trời nắng. Đó là phần cặn bay ra từ các thiết bị. Những chất này không gây độc ngay lập tức nhưng có hại khi tiếp xúc thời gian dài.

Vải trong ca-bin cũng bị ảnh hưởng dưới trời nắng. Bọt biển lót trong ghế thì gãy. Các thiết bị điện không bị ảnh hưởng nhiều nhưng nếu duy trì nhiệt độ cao trong thời gian dài, hỏng hóc là không thể tránh khỏi.

Dấu hiệu rõ nhất của một chiếc xe bị quá nhiệt là các cơ cấu sử dụng dầu nhờn hoạt động không trơn tru. Núm điều khiển điều hòa, chân phanh hay thiết bị điều khiển ghế thường sử dụng dầu bôi trơn. Dưới nhiệt độ cao, dầu bị bay hơi và khô lại, khiến các thiết bị này khó sử dụng hoặc bị kẹt.

Sốc nhiệt vì đi ô tô

Để tránh cái nắng gay gắt và nhiệt độ ngoài trời cao như hiện nay, nhiều người dùng thường có thói quen mở điều hòa ô tô ở nhiệt độ thấp. Điều này dễ dẫn đến tình trạng “sốc” nhiệt khi bước từ ô tô xuống dùng điều hòa trên ô tô.

Các bác sĩ cảnh báo, tình trạng sốc nhiệt ở ô tô nguy hiểm hơn nhiều so với sốc nhiệt khi từ phòng điều hòa ra ngoài trời vì không gian bên trong xe vốn dĩ có thêm khá nhiều CO2. Và thông thường, mọi người thường có thói quen để điều hòa chiếu thẳng vào người khi ngồi trên ô tô.

Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn còn dẫn đến bị sốc nhiệt với biểu hiện đau đầu, chóng mặt hoặc choáng váng, tim đập nhanh, thậm chí ngất xỉu hoặc đột quỵ.

Những ai có tiền sử cao huyết áp, cơ địa không tốt, khi di chuyển bằng xe hơi cần chú ý đến sốc nhiệt vì có thể gây co thắt mạch máu não... ảnh hướng tới tính mạng.

Báo động các nguy cơ cháy nổ

Khi đỗ xe trực tiếp dưới trời nắng, nhiệt độ trong xe tăng cao khiến cho nguy cơ cháy nổ các vật dụng trong xe tăng lên. Hiện tượng kích nổ các vật đựng chất lỏng kín trong mùa hè là khá phổ biến. Thực tế, những cảnh báo về việc đừng bao giờ để đồ dễ tăng áp suất trong xe đã được các chuyên gia khuyến cáo từ rất lâu.

Điển hình là bình cứu hỏa trong xe. Hơi nóng từ ca-bin có thể làm tăng áp suất các chất chứa trong bình cứu hỏa khiến các bình cứu hỏa nổ tung. Ngoài ra, các lon nước ngọt có ga, bật lửa cũng là những vật dụng người dùng thường hay có thói quen để trong xe cũng sẽ trở thành những nguyên nhân gây cháy nổ hàng đầu.

Ngoài việc khiến một số đồ vật gây nổ, nhiệt độ trong xe dưới trời nắng có thể khiến các thành phần trong những viên thuốc nén, viên nhộng có bị thay đổi làm thuốc trở nên vô tác dụng hoặc thậm chí gây nguy hiểm tới người dùng.

Nguy hiểm từ lốp xe

Lốp xe là một bộ phận quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn khi vận hành và cũng là chi tiết chịu tác động lớn từ bên ngoài. Đặc biệt, vào những ngày nắng nóng, nhiệt trên bề mặt đường tăng mạnh sẽ tác động lớn đến tuổi thọ của lốp xe, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Việc sử dụng lốp có áp suất thấp hơn 25% so với tiêu chuẩn, xe có nguy cơ gặp tai nạn cao gấp 3 lần, đặc biệt dưới trời nắng nóng. Nhưng một số gia đình sở hữu ô tô lại không biết rõ chi tiết này. 

Một thống kê khác cũng chỉ ra, khoảng 28% các loại xe ô tô chạy trên đường có ít nhất một lốp có độ xẹp hơi từ 25% trở lên. Chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài làm không khí có xu hướng thấm qua lớp cao su ra ngoài. Trong điều kiện bình thường, trung bình áp suất hơi giảm khoảng 0,,068 atmosphere mỗi tháng, tốc độ này sẽ tăng lên nếu chạy xe trong điều kiện nắng nóng.

Lốp non hơi cũng làm tăng lực cản lăn dẫn đến tổn hao công suất động cơ. Việc sử dụng lốp theo đúng khuyến cáo giúp cải thiện 3,3% mức tiêu thụ nhiên liệu. Tuy nhiên, sử dụng lốp quá căng lại làm giảm diện tích tiếp xúc giữa lốp với mặt đường. Áp suất tại khu vực tiếp xúc tăng, lốp nhanh bị mòn ở giữa và dễ gây nổ lốp.

Nguồn: Itc

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.