• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bảo hiểm xe

Lái xe không uống rượu kiện Bảo hiểm BSH ra toà vì bị từ chối bồi thường

28/02/2023, 10:50

Bệnh viện xác định lái xe tự gây tai nạn có nồng độ cồn ở ngưỡng cho phép của người không uống rượu bia nhưng bảo hiểm vẫn từ chối bồi thường.

Phản ánh tới đường dây nóng Báo Giao thông ngày 27/2/2023, anh Nguyễn Văn Tín (sinh năm 1985, trú tại ấp An Nhơn, xã Vĩnh An, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) tường thuật lại vụ việc tự gây TNGT hôm 30/1/2023, khiến xe Kia biển số 71A-10310 hư hại, tổn thất 42,3 triệu đồng.

Xe Kia tông vào trụ đá ngày 30/1/2023, thiệt hại 42,3 triệu đồng nhưng bị từ chối bồi thường bảo hiểm do lái xe có nồng độ cồn sinh học

Cụ thể, khoảng 7h30 ngày 30/1/2023 anh Tín điều khiển xe ô tô Kia lưu thông trên đường khu hành chính huyện U Minh Thượng (thuộc ấp Công Sự, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang), hướng di chuyển ra bờ bao tỉnh lộ 965, do mặt đường xấu anh Tín bị lạc tay lái nên va vào trụ đá ven đường, xe bị hư hỏng phần đầu và không còn di chuyển được.

Theo anh Tín, sự việc xảy ra lúc sáng sớm, đường đông kẹt xe nên anh không báo ngay cho bảo hiểm BSH Sài Gòn; anh nhờ một người đi đường gọi cứu hộ cẩu xe về địa điểm sửa chữa thuộc đại lý Thaco Tiền Giang.

Sau đó anh Tín gọi điện thông báo cho bảo hiểm BSH Sài Gòn và làm theo hướng dẫn để hoàn tất hồ sơ yêu cầu bảo hiểm.

Ngày 1/2/2023, Bệnh viện Đa khoa Minh Đức (tỉnh Bến Tre) gửi thông báo cho ông Tín, xác nhận tại thời điểm ngày 30/1/2023, kết quả xét nghiệm Ethanol trong máu của bệnh nhân Nguyễn Văn Tín sinh năm 1985 có nồng độ Ethanol là 3.4 mmol/L.

Thông báo của bệnh viện trích dẫn căn cứ từ Quyết định 320 của Bộ Y tế: “Trị số bình thường xét nghiệm Ethanol trong máu là dưới 10.9 mmol/L, trị số Ethanol của Nguyễn Văn Tín là 3.4 mmol/L là chỉ số bình thường của một người không uống rượu bia”.

Do nhu cầu cấp bách phải có xe để đi, đồng thời để xe ở xưởng quá lâu sinh ra tâm lý “xót của”, anh Tín đã yêu cầu Thaco Tiền Giang sửa chữa xe Kia với tổng chi phí 42,3 triệu đồng.

Ngày 8/2/2023, anh Tín nhận được văn bản số 0167/CV-GĐBT của bảo hiểm BSH Sài Gòn, thông báo từ chối bồi thường tổn thất cho xe Kia biển số 71A-10310 với lý do: “Kết quả xét nghiệm Ethanol của anh Nguyễn Văn Tín tại BVĐK Minh Đức vào hồi 15h07p ngày 30/1/2023 là 15,67 mg/100ml và 3.4 mmol/L”.

Thông báo của BVĐK Minh Đức về nồng độ Ethanol trong máu ông Nguyễn Văn Tín vào thời điểm xét nghiệm ngày 30/1/2023

Ngày 22/2/2023, anh Nguyễn Văn Tín làm đơn khởi kiện Công ty bảo hiểm BSH Sài Gòn, lá đơn gửi tới TAND quận 3 (TP.HCM), nơi công ty bảo hiểm đăng ký trụ sở.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, một kỹ thuật viên thuộc phòng xét nghiệm (BVĐK Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội) cho hay, hàng ngày bệnh viện có rất nhiều yêu cầu xét nghiệm Ethanol (nồng độ cồn) trong máu.

Phép đo nồng độ cồn trong máu (gọi tắt là BAC - Blood Alcohol Content) là chỉ số đo lượng Ethanol trong máu. Chẳng hạn, kết quả BAC 0,05% hay 0,50 mg/ml, nghĩa là có 0,05 gam Ethanol trong 100 ml máu.

Về cách đo nồng độ cồn trong máu, nhân viên xét nghiệm lấy khoảng 2ml máu (thường ở chỗ khuỷu tay), sau đó đưa vào máy đo theo quy trình sinh hóa máu. Kết quả của xét nghiệm này thường có sau khoảng 1 giờ.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, phép do này biểu thị kết quả bằng các loại đơn vị sau: mg/L (miligam trên lít) hoặc mmol/L (milimol trên lít). Hệ số chuyển đổi: mmol/L x 4,608 = mg/100mL; hoặc mmol/L x 0,04608 = g/L.

Tìm hiểu của PV Báo Giao thông, theo quyết định 320 của Bộ Y tế, nồng độ cồn trong máu dưới 0,5023 mg/ml được xem là trị số bình thường, do cơ thể vẫn sinh ra một lượng Ethanol nhỏ gọi là cồn sinh học do sự chuyển hóa thức ăn.

Tương tự vụ việc này, đã có nhiều vụ tai nạn công ty bảo hiểm vận dụng "điểm loại trừ bảo hiểm" trong máu có cồn để từ chối bồi thường cho khách hàng, dù đó là cồn tự nhiên, không phải do uống rượu bia. Trong số các vụ việc như trên khi khách hàng khởi kiện đã được toà án tuyên thắng kiện cho khách hàng bảo hiểm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.