• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Lái xe qua phà thế nào mới an toàn?

14/03/2015, 13:54

Hiểm họa khi đỗ xe trên phà giữa sông nước mênh mông là không thể lường trước.

Pha-Binh_f44ed
Nguyên tắc đi phà an toàn không phải tài xế nào cũng biết - Ảnh minh hoạ

Khi lên, xuống phà

Nguyên tắc thứ nhất đó là ôtô chỉ lên, xuống phà với duy nhất lái xe bên trong, trừ trường hợp có người già yếu, bệnh tật. Nhằm đảm bảo an toàn tối đa thì xe xuống trước rồi mới đến người, khi lên thì ngược lại người lên trước rồi mới đến xe.

Theo thực tế có nhiều loại phà và bến phà khác nhau, không phải bao giờ việc lên xuống phà cũng thoải mái như đánh xe vào gara xe. Có thể phà đã đông chỗ, mép phà không sát với bến, độ dốc không phù hợp. Tùy vào thực tế hoàn cảnh mà lái xe đưa ra phán đoán nên lùi vào phà hay tiến vào phà để khi ra khỏi phà thoải mái nhất.

Lời khuyên với bạn là qua phà nên sử dụng cách lái chéo vào phà. Với cách lái này, với những xe gầm thấp sẽ tránh được việc sạt gầm, hay phổ biến nhất là hư hại ba-đờ-sốc (cản trước, cản sau).

Tuy nhiên cách lái này lại có khó khăn ở việc quan sát, hoặc diện tích phà không đủ. Do đó, nếu phà lạ hoặc chưa có kinh nghiệm, nên nhờ người khác làm xi-nhan từ bên ngoài.

Khi đỗ xe trên phà

Khi đỗ xe trên phà thì tất cả mọi người phải ra khỏi xe trừ tài xế hoặc người già yếu, bệnh tật không có khả năng. Tài xế nên ở trên xe để kịp thời xử lý nếu chẳng may gặp sự cố bất ngờ.

Đỗ xe trên phà là kỹ năng mà mỗi tài xế lại có một cách áp dụng khác nhau. Với xe số sàn, trả về N và phanh tay hay cài số và phanh tay? Với xe số tự động, N và phanh tay hay P và phanh tay?

Trước hết các tài xế nên nắm bắt thực tế di chuyển của phà cũng như tải trọng mà xe đang phải chở. Theo kinh nghiệm thì phà hay rung lắc khi di chuyển do dòng chảy của sông cũng như kết cấu của phà. Khi cập bến, phà đâm vào bến nên thường có hiện tượng xe cộ, đồ vật trên phà dồn về phía trước theo quán tính. Nắm bắt được hiện tượng này, tài xế sẽ đưa ra quyết định đúng đắn.

Với xe số tự động, nên để P và phanh tay. Sở dĩ như vậy bởi vì nếu chỉ để N và phanh tay, trong nhiều trường sự rung lắc kết hợp trọng tải lớn làm phanh tay mất tác dụng, xe bị trôi ra khỏi chỗ đỗ, có thể lao xuống sông nếu đâm đổ lan can bảo vệ của phà.

Với xe số sàn nên cài số và phanh tay. Trường hợp này bạn nên có thêm những chiếc nêm chèn bánh bởi khoảng trống giữa các xe trên phà không nhiều, nếu phà cập bến bị đâm mạnh có thể khiến xe đâm vào đuôi xe trước gây hư hại cho cả hai xe.

Đó là những yêu cầu và nguyên tắc cần phải nhớ để bạn học lái xe qua phà an toàn nhất. Tuy những thông tin không bao gồm tất cả các trường hợp khi lái xe ô tô qua phà điều bạn cần nên nhớ là khi lái xe ô tô qua phải thực hiện đúng để giữ an toàn cho bạn và người khác.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.