• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Diễn đàn

Lắp thêm thùng đựng đồ phía sau xe máy có bị xử phạt?

01/05/2020, 14:00

Việc trang bị thêm dụng cụ đựng đồ ở sau xe mô tô không thuộc phạm vi thay đổi khung mà chỉ là lắp tạm thời và cũng đã được kiểm duyệt.

Việc trang bị thêm dụng cụ đựng đồ ở sau xe mô tô không thuộc phạm vi thay đổi khung

Lắp thêm thùng đựng đồ phía sau xe máy có bị phạt?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy;

Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;

Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;

Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, giấy đăng ký xe.

Như vậy, việc trang bị thêm dụng cụ đựng đồ ở sau xe mô tô không thuộc phạm vi thay đổi khung, máy vì đây chỉ là lắp tạm thời và cũng đã được qua kiểm duyệt và nhà nước chấp nhận cho bán trên thị trường hiện nay.

Tuy được phép nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn

Mặc dù gắn phụ kiện này không ảnh hưởng đến việc thay đổi kết cấu của xe. Tuy nhiên, cần phải xem xét vào các trường hợp khác nhau có được xem là hợp pháp hay không? Nếu như tự chế thùng với độ an toàn kém, kích thước quá cỡ mà nhà nước cho phép, gây ảnh hưởng đến an toàn của người lái xe và người đi đường thì đây được xem là không hợp pháp và có sẽ bị xử phạt.

Căn cứ Khoản 4 Điều 19 thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định như sau:

Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ

Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét”.

Theo điểm k khoản 4 Điều 6 Nghị định 46 năm 2016, xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định sẽ bị phạt tiền từ 300 - 400 nghìn đồng.

Ngoài việc bị xử phạt tiền, người điều khiển xe chở hàng hóa cồng kềnh gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.

Tuy nhiên, khi mua sản phẩm chính hãng từ các thương hiệu lớn giúp hỗ trợ chiếc xe trong việc di chuyển và đựng đồ một cách hợp lí thì điều này lại là hợp pháp và không cần phải lo lắng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.