• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Diễn đàn

Lâu ngày không lái xe, cần lưu ý gì?

15/12/2017, 09:40

Nếu thấy không tự tin, bạn nhờ người có kỹ năng lái xe tốt hoặc các trung tâm để bổ túc lại tay lái.

20

Lâu ngày không lái xe, cần lưu ý gì? - Ảnh minh họa

Hỏi: Tôi đã thi lấy bằng ô tô được 5 năm nhưng nay mới có điều kiện để mua xe. Đây cũng là lần đầu sau 5 năm tôi cầm vô lăng trở lại nên hơi thiếu tự tin. Xin hỏi, tôi có cần bổ túc lại tay lái để điều khiển xe an toàn?

Phạm Bích Thảo (Thanh Xuân, Hà Nội)

Trả lời: Đối với những người lâu ngày không lái xe thường sẽ mất đi cảm giác lái thuần thục. Vì vậy, nếu thấy không tự tin, bạn có thể nhờ người có kỹ năng lái xe tốt hoặc các trung tâm để bổ túc lại tay lái. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện, bạn có thể cẩn trọng tự mình luyện lại tay lái và lưu ý một số kỹ năng sau:

Khi lái xe ô tô, điều đầu tiên để điều khiển xe dễ dàng, an toàn bạn cần lưu ý vị trí, tư thế ngồi đúng và thoải mái nhất. Bạn nên điều chỉnh ghế lái, vô lăng phù hợp nhất với cơ thể. Để tạo tư thế lái thoải mái, người lái nên cầm vô lăng ở góc “3h” và “9h”. Vị trí này sẽ giúp phần cẳng tay ít bị cong hơn, vai và lưng cũng đỡ mỏi và thoải mái hơn. Bên cạnh đó, người lái cũng nên điều chỉnh khoảng cách từ trục vô lăng, vị trí cầm vô lăng đến phần vai ngực vào khoảng 25 - 30cm, đồng thời khuỷu tay tạo góc 120 độ. Với khoảng cách này, trong trường hợp xảy ra va chạm, túi khí sẽ hoạt động hiệu quả và giảm thiểu chấn thương cho lái xe.

Về vị trí ghế, tài xế nên điều chỉnh khoảng cách sao cho chân có thể đạp hết hành trình côn (trên xe số sàn) và chân phanh. Lưu ý, đối với xe số tự động, tuyệt đối chỉ sử dụng chân phải cho việc đạp ga và phanh, để tránh việc sử dụng một chân ga, một chân phanh có thể đạp nhầm, gây tai nạn. Không nên chỉnh ghế lái quá xa, điều này sẽ khiến đầu gối bị duỗi thẳng, qua đó làm giảm tác dụng khi thao tác đạp côn hay nhấn phanh và ga. Ngược lại, nếu ghế lái quá gần sẽ làm đầu gối chạm vào bảng táp lô, cản trở thao tác.

Bên cạnh việc điều chỉnh vị trí ngồi phù hợp, thoải mái thao tác, tài xế chú ý sử dụng cả 2 tay lái xe để có thể xử lý tình huống nhanh và chính xác nhất. Lưu ý, tránh tình trạng một tay đặt ở vô lăng, một tay đặt trên cần số.

Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, tài xế tiến hành chỉnh gương xe để đảm bảo có ít điểm mù phía sau nhất. Không nên chỉ chú ý gương 2 bên mà phải chú ý cả gương chiếu hậu trong xe để đảm bảo bao quát tối đa. Khi lùi xe, tài xế điều chỉnh hạ gương chiếu hậu 2 bên xuống để đảm bảo quan sát rõ phía đuôi xe cũng như bánh xe, sau đó kết hợp quan sát cả 3 gương để lùi xe an toàn. Chú ý, không nghe điện thoại hay bật nhạc to trong quá trình lái xe bởi điều này có thể gây phân tâm, mất tập trung.

Giáo viên dạy lái tại Trung tâm Đào tạo lái xe Victoria (Hà Nội)

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.