• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Lộ trình bảo dưỡng xe máy chủ xe nên nhớ

02/10/2020, 14:00

Xe Giao thông hướng dẫn lộ trình bảo dưỡng xe máy cần thiết giúp chiếc xe vận hành tốt, an toàn trong thời gian lâu dài.

Có 4 lý do quan trọng để chủ xe nên bảo dưỡng xe máy định kỳ gồm: để xe hoạt động tốt nhất, tăng tuổi thọ sử dụng xe, đảm bảo an toàn cho người sử dụng xe, giúp xe có giá trị cao khi chuyển nhượng

Nên bảo dưỡng xe máy định kỳ vì sao?

Theo chuyên gia, có 4 lý do quan trọng để chủ xe nên bảo dưỡng xe máy định kỳ, gồm:

Thứ nhất, để đảm bảo xe hoạt động tốt nhất bởi sau một thời gian hoạt động, nhiều bộ phận trên xe máy dần trở nên hao mòn, không đảm bảo chức năng. Để tránh tình trạng xe “chết máy” hoặc phát sinh trục trặc khi đang đi đường, chủ xe nên bảo dưỡng xe máy định kỳ 4 tháng/lần (đối với những xe sử dụng ở mức độ bình thường).

Thứ hai, để tăng tuổi thọ sử dụng xe: Các hoạt động bảo trì như thay nhớt, bảo dưỡng chế hoà khí, rửa bầu lọc khí, chỉnh chế độ nhiên liệu, vệ sinh bugi, điều chỉnh côn, đổ thêm nước nạp ắc quy…Khi bảo dưỡng xe định kỳ, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra, vệ sinh, tra nhớt để các chi tiết hoạt động trong điều kiện tốt nhất. Đồng thời, cũng sẽ kịp thời phát hiện và thay thế các chi tiết bị hư hỏng (nếu có) nhằm không ảnh hưởng đến các chi tiết liên quan, qua đó tăng tuổi thọ của xe, tiết kiệm chi phí sửa chữa sau này.

Thứ ba, đảm bảo an toàn cho người sử dụng xe: Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, các chi tiết liên quan đến an toàn khi vận hành xe như: lốp, má phanh, nhông xích, cổ phốt…. cần được thay thế định kỳ để đảm bảo an toàn cho lái xe, nhất là những xe có cường độ sử dụng lớn.

Thứ tư, giúp xe có giá trị cao khi chuyển nhượng: Thông thường khi định giá xe máy cũ, nhiều người sẽ dựa vào hiện trạng của xe. Nếu chiếc xe được bảo dưỡng thường xuyên và chăm sóc cẩn thận, động cơ xe vẫn còn mạnh mẽ, vận hành êm ái, thân xe còn sáng đẹp, bền màu thì giá trị của chiếc xe được định giá cao hơn.

Quy trình bảo dưỡng xe máy được thực hiện đối với phần khung sườn, phần động cơ và hệ thống truyền lực

Quy trình bảo dưỡng xe máy

Quy trình bảo dưỡng xe máy được thực hiện đối với phần khung sườn, phần động cơ và hệ thống truyền lực.

Đối với phần khung sườn, các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra vành xe, nan hoa, bảo dưỡng cổ phuốc, bảo dưỡng giảm sóc trước/sau, bảo dưỡng phanh trước, bảo dưỡng các loại dây cáp, bôi trơn các chi tiết chuyển động, bảo dưỡng tra dầu tay ga cũng như dây ga.

Đối với phần động cơ, sẽ bảo dưỡng chế hoà khí, rửa bầu lọc khí, chỉnh chế độ nhiên liệu, vệ sinh bugi, căn chỉnh xúp páp, điều chỉnh côn, đổ thêm nước nạp ắc quy, (kiểm tra) thay dầu máy. Đối với xe phun xăng điện tử, cần kiểm tra và vệ sinh vòi phun, kiểm tra và thay thế lọc bơm xăng (nếu cần), kiểm tra hoạt động các cảm biến, các chi tiết trong hệ thống phụ xăng.

Đối với hệ thống truyền lực, sẽ bảo dưỡng nhông xích tải, bảo dưỡng phanh sau, tra mỡ trục càng sau, kiểm tra cần khởi động, giàn để chân, xiết lại toàn bộ ốc trên hệ thống khung xe và công đoạn cuối cùng là rửa xe.

Thay dầu/nhớt sau khi xe đi được từ 1.500 – 2.000 km/lần

Các bộ phận cần bảo dưỡng định kỳ

Thay dầu/nhớt (1.500 – 2.000 km/lần)

Ở Việt Nam, do điều kiện đường sá bụi bặm, mặt đường không tốt, các hãng xe khuyến cáo nên thay dầu định kỳ theo lịch bảo dưỡng trong sách hướng dẫn sử dụng theo từng loại xe. Nếu sử dụng xe trong điều kiện bình thường, sau 1.000 km đầu tiên buộc phải thay dầu và tiếp sau mỗi 4.000 km thay dầu một lần.

Với những xe sử dụng thường xuyên khoảng 1.000 km mỗi tháng thì rút ngắn thời gian thay. Tuy nhiên trong thời gian đầu, với xe mới, nếu sau chạy rà 500 km mà thay dầu sớm thì càng tốt.

Theo các tay thợ lành nghề ở các trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng, xe máy cần thay dầu sau mỗi 1.500 – 2.000 km. Riêng xe ga có hai loại dầu, dầu máy và dầu láp (dầu hộp số).

Theo kinh nghiệm, 3 lần thay dầu máy thì một lần thay dầu láp. Trường hợp nếu không chắc về xe của mình, hãy đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng sửa chữa có uy tín để được giúp đỡ.

Thay dầu láp (6.000 – 8.000 km/lần)

Nhớt hộp số hay còn gọi là nhớt láp, là sản phẩm nhớt chuyên dụng riêng biệt dành cho xe tay ga. Việc thay nhớt láp, nhớt hộp số cho xe tay ga có thể nói là vô cùng quan trọng và cần thiết không thua gì thay nhớt máy. Bởi, dầu láp (dầu cầu, dầu hộp số) đảm bảo việc bôi trơn cho các bánh răng này. Không thay dầu láp sẽ dẫn tới tình trạng khô, rơ, láp hú và giảm hiệu quả truyền động của động cơ. Nặng hơn có thể dẫn tới tình trạng vỡ bánh răng, mất truyền động.

Thế nhưng yếu tố nhớt láp lại thường bị người sử dụng xe tay ga bỏ quên. Theo các kỹ thuật viên tại các hãng xe, cứ đi khoảng 6.000 - 8.000km chủ xe nên thay dầu láp 1 lần.

Nước làm mát cần kiểm tra 5.000 km/lần, châm thêm 10.000 km/lần

Nước làm mát (kiểm tra 5.000 km/lần, châm thêm 10.000 km/lần)

Hiện tượng xe bị ì, máy có mùi khét, bốc khói ghi ngút, hay chết máy, kim đồng hồ chỉ nhiệt độ nằm ở vạch đỏ… do cạn hoặc hết nước làm mát.

Dung dịch nước làm mát cần kiểm tra và bổ sung sau mỗi lần bảo dưỡng xe định kỳ. Trường hợp bị cạn, hoặc bị tắc, hoặc nước còn đầy nhưng kim đồng hồ nhiệt độ chỉ ở vạch đỏ, thì cần đưa xe đi kiểm tra hệ thống làm mát và rất có thể cần phải sục rửa két nước.

Ngoài việc theo dõi kim báo nhiệt (trên phần lớn xe tay ga) thì người dùng cũng có thể quan sát trực tiếp trên bình chứa để phát hiện khi nào cần thay nước làm mát. Trong điều kiện vận hành thông thường, nên châm thêm nước làm mát sau mỗi 10.000 km.

Lọc gió (6.000 – 8.000 km/lần)

Nếu như dầu nhớt là máu thì lọc gió chính là lá phổi của xe. Lọc gió giúp lọc bụi bẩn trước khi đưa không khí vào hòa cùng xăng để tạo hỗn hợp cháy. Lọc gió quá bẩn sẽ khiến nhiên liệu phun vào không cháy hết, xe yếu, hụt hơi, thải ra khói đen.

Việc vệ sinh lọc gió chỉ là giải pháp tạm thời. Sau 1 thời gian bụi bẩn và ẩm sẽ làm lọc gió cản gió khá nhiều, lúc này cần phải thay. Nếu chỉ xịt bụi rồi rửa và sấy thì các sợi giấy xẹp và bết vào nhau, tính năng lọc gió giảm nhiều.

Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất thì xe máy nên thay lọc gió sau 6.000 – 8.000 km, nhưng nếu xe di chuyển trong khu vực quá bẩn, nhiều bụi, hoặc lọc gió bị thấm nước thì nên thay sớm hơn dự định, khoảng 4.000 km thì nên thay thế nếu xe chạy nhiều trong khu vực không khí ô nhiễm.

Bugi (khoảng 8.000 – 10.000 km/lần)

Bugi là bộ phận cuối cùng của hệ thống đánh lửa và đóng vai trò phát sinh tia lửa điện giữa hai điện cực để đốt cháy hỗn hợp không khí - xăng từ chế hòa khí trong buồng đốt. Do đó việc bảo dưỡng, thay thế bugi là rất cần thiết. Bugi là một bộ phận có thể vệ sinh nhưng thường không mang lại hiệu quả thực sự.

Một chiếc bugi thông thường có thể chạy được tới vài chục nghìn km mới “chết” hẳn, nhưng chỉ sau khoảng 10.000 km, bugi cũng đã hao mòn nhiều, hoạt động kém hiệu quả, gây tốn xăng nóng máy. Một số loại bugi với đầu làm bằng kim loại cao cấp như platinum hay iridium có thể hoạt động tốt trong phạm vi cao hơn, nhưng với bugi thông thường, người dùng nên thay sau 8.000 – 10.000 km để có hiệu quả hoạt động tốt nhất.

Côn & dây cu-roa cần kiểm tra mỗi 8.000 km/lần hoặc thay mới 15.000 – 20.000 km/lần

Côn & dây cu-roa (kiểm tra mỗi 8.000 km, thay mới 15.000 – 20.000 km/lần)

Bộ phận truyền động chính của xe là hệ thống côn và dây cu-roa (dây đai). Đây là những bộ phận chịu ma sát, chịu lực căng lớn và thường xuyên ở trong tình trạng nhiệt độ cao, bụi bẩn. Bộ côn hay dây cu-roa mòn đều dẫn tới tình trạng xe “gào”, máy nóng, đi ì. Nặng hơn có thể dẫn tới tình trạng đứt dây cu-roa, kẹt bi côn, gây hỏng hoàn toàn các bộ phận này.

Do đó, cần kiểm tra định kỳ mỗi 8.000 km/lần hoặc thay mới 15.000 – 20.000 km/lần để phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Ngoài thời gian định kỳ nói trên, bạn nên kiểm tra bất cứ khi nào thấy xe có dấu hiệu “gào” máy, ì xe.

Thay dầu phanh và má phanh (15.000 – 20.000 km/lần)

Phanh là bộ phận sử dụng ma sát, chuyển động năng thành nhiệt năng để giảm tốc độ của xe. Quá trình này gây ra sự mài mòn liên tục lên má phanh. Dầu phanh hoạt động trong một hệ thống kín nhưng thực tế vẫn có thể bị bay hơi qua các khe hở, và do hệ thống ống dẫn giãn nở.

Má phanh mòn không chỉ gây mất an toàn mà còn mài mòn đĩa phanh, gây cong vênh, mất độ bám kể cả khi thay má phanh mới. Dầu phanh cạn hoặc bị cặn bẩn sẽ khiến việc bóp phanh không trơn tru, hỏng pít-tông phanh. Ngay cả khi bạn cảm giác hệ thống hoạt động tốt, vẫn nên kiểm tra/thay thế các chi tiết này mỗi 15.000 – 20.000 km.

Kiểm tra săm lốp (6 tháng/lần)

Kiểm tra săm lốp cũng là một bước quan trọng trong quá trình bảo dưỡng xe máy. Săm lốp là một trong những bộ phận ảnh hướng lớn tới sự an toàn của người lái xe khi di chuyển. Nếu đang di chuyển trên đường với tốc độ cao mà bị thủng săm hay đi xe dưới trời mưa với chiếc lốp xe còn rất ít ma sát sẽ khiến bạn có thể gặp tai nạn bất cứ lúc nào.

Vì thế, trong quá trình sử dụng xe cần phải thường xuyên kiểm tra săm lốp và thay thế những loại săm lốp chính hãng nếu cần thiết để đảm bảo an toàn cho người và xe khi vận hành.

Theo lời khuyên của các chuyên gia thì khi sử dụng xe máy tốt nhất là nên định kỳ 6 tháng/lần đưa xe đi bảo dưỡng để đảm bảo xe luôn trong trạng thái tốt nhất.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.