• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Malaysia làm khó ô tô nhập khẩu, bảo hộ xe lắp ráp trong nước

23/02/2020, 08:30

Hiệp hội ô tô Malaysia (MAA) cho biết, giá xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) có thể sẽ được điều chỉnh tăng lên sau khi thay đổi cách áp thuế mới.

Bà Datuk Aishah Ahmad, Chủ tịch Hiệp hội ô tô Malaysia (MAA) trong cuộc gặp với báo giới tháng 1/2020 Ảnh: Paultan.org

Hiệp hội ô tô Malaysia (MAA) cho biết, giá xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) có thể sẽ được điều chỉnh tăng lên và áp dụng từ ngày 1/6/2020 tới đây, vì như lời chủ tịch của MAA - bà Datuk Aishah Ahmad tiết lộ, công thức tính giá của xe CBU đã được sửa đổi.

Theo cách lý giải, giá xe nhập khẩu dao động thường xuyên, phụ thuộc rất nhiều bởi tỷ giá hối đoái và thời điểm nhập khẩu. "Trước đây, một mẫu xe được MAA phê duyệt nhập về theo dạng CBU, giá sẽ giữ nguyên và ổn định cho đến khi xuất hiện mẫu mới. Chu kỳ nhập khẩu một mẫu xe có thể kéo dài cả năm", bà Datuk Aishah nói.

Tuy nhiên theo công thức mới, kể từ 1/6/2020, giá xe CBU sẽ dựa trên giá trị giao dịch của từng lô hàng, trong đó một chiếc xe nhập khẩu sẽ phải nộp thuế, dựa trên giá trị CIF mới nhất (giá vốn, bảo hiểm và vận chuyển) và tỷ giá hối đoái mới nhất. Phần mềm sẽ dựa trên tỷ giá hối đoái vào ngày mà lô hàng đến cảng và hải quan sẽ sử dụng tỷ giá đó để xác định giá CBU.

"Trước đây, giám đốc của các nhà phân phối sẽ điều chỉnh giá xe CBU mỗi 6 tháng hoặc 1 năm nhưng bây giờ, có thể mỗi tuần khi xe về giá sẽ khác nhau", bà Datuk Aishah nói thêm.

Góc trưng bày xe nhập khẩu tại Malaysia Motor Show 2019. Ảnh: Paultan.org

Khi được hỏi, liệu động thái mới có làm khó các nhà nhập khẩu ô tô không, bà Aishah nói rằng "không", bởi vì có khả năng giá xe nhập cũng sẽ đi xuống, nếu tỷ giá hối đoái trở nên thuận lợi.

Chắc chắn một điều là giá xe nhập có thể thay đổi từng tháng hoặc khi hết hàng, hay là các mẫu xe mới được đưa vào, các công ty nhập khẩu ô tô sẽ phải đặt hàng với số lượng lô hàng nhỏ hơn để thích ứng với những thay đổi này.

Căn cứ tính giá xe nhập khẩu vào Malaysia dựa trên Chi phí, Bảo hiểm và Vận chuyển (CIF), sau đó bị áp thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thuế tiêu thụ đặc biệt tại Malaysia từ 60% đến 105% (không phân biệt CKD hay CBU), được tính dựa trên chủng loại xe và công suất động cơ, trong khi thuế nhập khẩu từ 0% đến 30%, tùy thuộc vào nguồn gốc sản xuất xe.

Mặc dù ô tô từ các nước ASEAN không bị áp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn sẽ được áp dụng, nhất là xe đến từ Thái Lan.

Động thái thay đổi cách tính thuế với xe nhập khẩu (từ 1/6) và không tăng giá xe lắp ráp cho đến hết năm nay, được cho là sự hậu thuẫn mạnh mẽ cho các nhà sản xuất lắp ráp ô tô của Malaysia, trong bối cảnh các nước này và Thái Lan đã đến ngưỡng bão hòa xe ô tô.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.