• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa xe

Mẹo xử lý những tình huống khẩn cấp khi lái xe

25/04/2014, 07:41

Những tình huống khẩn cấp có thể xảy đến bất cứ lúc nào, với bất cứ ai và ở bất cứ hoàn cảnh nào. Do vậy, bạn nên ghi nhớ một số mẹo nhỏ để xử lý tốt nhất những tình huống xấu.

Những tình huống khẩn cấp có thể xảy đến bất cứ lúc nào, với bất cứ ai và ở bất cứ hoàn cảnh nào. Do vậy, tốt nhất là bạn nên ghi nhớ một số mẹo nhỏ để xử lý tốt nhất có thể những tình huống xấu.
 


1 Hỏng phanh

Hỏng phanh là một trong những sự cố khá nghiêm trọng, đặc biệt là khi bạn đang đi xe với tốc độ cao. Trong hình huống này, điều đầu tiên bạn nên làm là giữ bản thân thật bình tĩnh. Sau đó, giảm số dần dần. Đồng thời với đó, bạn nên xi nhan để táp vào lề đường ngay lập tức. Hãy sử dụng phanh tay bằng cách kéo phanh từ từ. Nếu thấy bánh xe trượt thì phải nhả phanh tay ra ngay lập tức. Một số xe có hệ số tự động thường được trang bị hộp số bán tự động. Khi bị hỏng phanh, hãy chuyển sang số bán tự động và sau đó dùng phanh tay.
 


2 Khó điều khiển vô lăng

Đang lái xe, nếu vô-lăng có cảm giác nặng khó điều khiển, hãy nhanh chóng lái xe táp vào lề. Sau đó kiểm tra dây đai của bơm dầu trợ lực lái xem có bị đứt hay không. Trường hợp mất kiểm soát người lái không làm được gì, nguyên nhân có thể lỗi hệ thống cổ lái. Lúc này chỉ có thể làm thế nào để phanh xe lại và khi phanh cũng cần phải báo hiệu cho các xe khác biết bằng cách dùng đèn khẩn cấp, đèn pha, bấm còi hoặc ra hiệu bằng tay.
 


3 Trên xe có mùi lạ hoặc khói bốc lên

Những nguyên nhân gây ra bốc khói hoặc mùi có thể là do dầu bị chảy vảo cổ xả của động cơ. Hoặc cũng có thể do đường nước mát bị rò rỉ, chảy vào động cơ đang nóng làm hơi nóng bốc lên. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường này, bạn nên dừng xe lại và kiểm tra. Nếu là hai nguyên nhân trên, có thể không đáng lo ngại. Nhưng nếu không vì những nguyên nhân trên mà xe vẫn có mùi lạ hoặc bốc khói, đừng tiếp tục di chuyển mà hãy gọi cứu hộ.
 


4 Nhiệt độ lên cao

Khi nhiệt độ lên cao, đồng hồ báo nhiệt độ vượt quá mức bình thường thì đèn báo nhiệt độ sẽ phát sáng. Nhiệt độ lên cao nguyên nhân chính là do hệ thống làm mát động cơ có vấn đề. Do vậy, hãy nhanh chóng kiểm tra đường ống của hệ thống làm mát. Nếu dây đai dẫn động nối với máy bơm hỏng thì bạn không nên tiếp tục lái xe. Việc bạn cần làm là chờ khoảng 30 phút để nhiệt độ trở lại bình thường. Nếu sau chừng đó thời gian, đồng hồ vẫn báo nhiệt độ cao thì bạn nên dùng đến sự trợ giúp của trung tâm bảo hành.
 

Thanh Hà (TH)
 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.