• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Diễn đàn

Mở cửa ô tô không quan sát gây tai nạn, chủ xe chịu trách nhiệm thế nào?

27/10/2020, 08:30

Mở cửa ô tô không quan sát gây tai nạn làm chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nặng nhất sẽ bị phạt tù đến 5 năm.

Mở cửa xe gây tai nạn, trường hợp có nạn nhân tử vong, chủ xe sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ảnh minh họa

Anh Ngô Văn Tới (Nam Định) hỏi: Em trai tôi điều khiển ô tô đến đỗ trước một cửa hàng, trong lúc mở cửa xe ô tô để xuống mua đồ thì bất ngờ một chiếc xe máy do một nam thanh niên điều khiển đâm vào cánh cửa khiến nam thanh niên này bị thương. Vậy, em trai tôi có phải chịu trách nhiệm gì không và như nào?

Liên quan đến thắc mắc này, luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng VP luật sư Tinh Thông Luật cho biết, tại Điểm g Khoản 2 và Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, trường hợp người điều khiển xe mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Trường hợp có hành vi vi phạm trên gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

Trong trường hợp mở cửa xe gây hậu quả nghiêm trọng làm chết người, hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì theo Điều 260 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định mức phạt tiền cho người vi phạm từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Mức phạt này tăng nặng hơn so với mức phạt ở Điều 202 Bộ luật hình sự cũ, tại Điều 202 Bộ luật hình sự cũ, mức phạt tiền chỉ từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.

Như vậy, theo luật mới, mức hình phạt thấp nhất về phạt tiền (là hình phạt chính) tăng lên gấp 6 lần (từ 5 triệu đồng lên 30 triệu đồng) nhưng mức hình phạt cao nhất về hình phạt tù có thời hạn không thay đổi (5 năm tù).

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.