• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Mỹ điều tra vụ tài xế xe tự lái Telsa thiệt mạng

04/07/2016, 07:23

Vụ việc này khiến người ta lo ngại mức độ an toàn của công nghệ được cho là cuộc cách mạng ô tô.

xegiaothong_xe_tu_lai_gay-tai_nan
Ban An toàn Đường Cao tốc Quốc gia Mỹ tuyên bố điều tra sơ bộ đối với 25.000 xe Tesla Motors Model S

Ngày 30/6, cơ quan An toàn Đường cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) tuyên bố điều tra 25.000 xe Tesla Motors Model S sau vụ tai nạn dẫn đến tài xế thiệt mạng khi chức năng tự động lái (Autopilot) đang bật. Vụ việc này khiến người ta lo ngại mức độ an toàn của công nghệ được cho là cuộc cách mạng ô tô.

Gặp tai nạn vẫn tiếp tục chạy

NHTSA sẽ “giám định thiết kế và những chức năng hỗ trợ lái xe được sử dụng trong thời gian xảy ra tai nạn”. Cơ quan này cho biết, vụ tai nạn xảy ra ngày 7/5 khi một chiếc xe đầu kéo rẽ trái ngay trước đầu xe Telsa ở ngã tư tại Florida. Đuôi xe đầu kéo quệt vào kính chắn gió, nhưng chiếc xe Telsa không dừng lại mà vẫn tiếp tục di chuyển, mất lái, lạc khỏi đường, đâm vào hàng rào, băng qua một cánh đồng, đâm tiếp vào một hàng rào khác và cuối cùng đâm vào cột điện khiến tài xế thiệt mạng.

Theo điều tra, cảnh sát phát hiện máy chạy đĩa DVD cầm tay trong xe Telsa của Brown. Trước đó, tài xế lái xe đầu kéo Frank Baressi cho biết, chủ nhân chiếc Telsa, Joshua Brown, cựu đặc nhiệm SEAL Hải quân Mỹ đã xem phim Harry Potter trên màn hình trong lúc để xe tự lái. “Joshua Brown đã thiệt mạng nhưng màn hình trong xe vẫn chạy”, ông Frank nói.

Sau cuộc điều tra, có thể NHTSA sẽ phát lệnh yêu cầu triệu hồi nếu phát hiện chức năng tự lái của Telsa mất an toàn. Xe Tesla Model S được bán với giá khởi điểm khoảng 66.000 USD (gần 1,5 tỷ VND). Chỉ vài giờ sau khi có thông báo điều tra, cổ phiếu của Telsa sụt giảm 3% (tương đương 6,28 USD/cổ phiếu).

Về phần mình, hãng sản xuất Telsa nói, đây là vụ thiệt mạng đầu tiên trong khi hệ thống Autopilot đã được sử dụng trên 130 triệu dặm đường. Hãng Telsa giải thích, “cả hệ thống tự động lái và người điều khiển phương tiện đó đều không nhận thấy mặt bên màu trắng của phương tiện xe đầu kéo vì trời quá chói, nên đã không nhấn phanh”.

Công ty giải thích thêm: “Chiều cao, vị trí của xe đầu kéo trên đường và tình hình hiện trường hiếm thấy lúc đó khiến chiếc Model S không dừng lại mà tiếp tục di chuyển dù phần đuôi của xe đầu kéo đã đập vào phần kính chắn gió của Model S”. Dựa trên thông báo này, ông  Clarence Ditlow, Giám đốc điều hành Trung tâm An toàn Ô tô tại Washington nhận định: “Nếu hệ thống Autopilot không nhận diện được xe đầu kéo thì Telsa buộc phải triệu hồi toàn bộ xe để sửa lỗi”. Bởi, theo ông, hệ thống Autopilot của Telsa cần phải nhận biết được tất cả các điều kiện có thể trên đường.

Đang thử nghiệm nhưng đã cho sử dụng

Việc hệ thống tự động lái của Telsa bị điều tra như đổ thêm dầu vào cuộc tranh cãi nảy lửa bấy lâu nay về chức năng hấp dẫn nhưng mạo hiểm - Autopilot. Thực tế, chức năng tự động lái của Telsa vẫn là bản dùng thử, từng bị chỉ trích là ứng dụng vào xe cho người sử dụng quá sớm.

Bản thân Telsa cho biết: “Hệ thống tự động lái đang được cải thiện từng ngày. Song, nó không phải hệ thống hoàn hảo do đó yêu cầu người lái xe phải luôn luôn cảnh giác. Khi hệ thống tự động lái được sử dụng kết hợp với sự quan sát của tài xế, hệ thống này sẽ giúp giảm căng thẳng cho người điều khiển và cải thiện an toàn so với chỉ điều khiển xe thông thường”.

Hãng này lưu ý, khách hàng phải hiểu rõ Autopilot là công nghệ mới, vẫn đang trong quá trình phát triển. “Khi tài xế mở hệ thống Autopilot, một hộp xác nhận hiện ra trong đó có nói, Autopilot là tính năng hỗ trợ, yêu cầu hành khách luôn phải đặt tay trên vô lăng mọi lúc và cần phải liên tục kiểm soát, có trách nhiệm với phương tiện khi sử dụng”.

Tuy nhiên, chuyên gia Clarence Ditlow phản bác: “Một khi đưa Autopilot vào sử dụng trên phương tiện đồng nghĩa nhà sản xuất nói với người tiêu dùng hãy tin hệ thống đó dù họ có cảnh báo người dùng không được rời tay khỏi vô lăng”.

Ông Eric Noble, Chủ tịch Tập đoàn CarLab, công ty chuyên tư vấn tại California nhận định: “Không có nhà sản xuất ô tô nào lại bán công nghệ chưa được kiểm chứng cho khách hàng. Đáng lẽ, “họ nên thử nghiệm công nghệ này trên hàng triệu dặm với những tài xế giàu kinh nghiệm trước khi áp dụng với khách hàng”, ông Noble nói.

Một năm sóng gió của Telsa

Dù chưa hết năm nhưng có thể đánh giá 2016 là một năm sóng gió của Telsa. Cổ phiếu của hãng này đã sụt giảm 40% tính tới ngày 10/2 xung quanh những e ngại về việc sản xuất xe thể thao Model X. Sau đó, cổ phiếu Telsa bất ngờ tăng vọt 85% trong 2 tháng sau với thành công ở dòng xe điện Model 3.

Song, chỉ tháng trước, cổ phiếu của Telsa lại sụt giảm 10% vào ngày Chủ tịch Musk được cho là ép Telsa mua Công ty SolarCity Corp mà chính ông là chủ tịch và người nắm giữ cổ phiếu lớn nhất.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.