• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Mỹ tuyên chiến nạn “làm giá” phụ tùng ô tô

14/07/2016, 07:29

Mỹ mạnh tay dẹp bỏ nạn “làm giá” đối với ngành Phụ tùng ô tô tại nước này.

Xegiaothong_my_lam_gia_phu_tung_o_to
Mỹ mạnh tay dẹp bỏ nạn làm giá đối với ngành Phụ tùng ô tô tại nước này

Mỹ mạnh tay dẹp bỏ nạn “làm giá” đối với ngành Phụ tùng ô tô tại nước này, trong đó chủ yếu là các công ty của Nhật.

Đa số công ty phụ tùng "làm giá" đến từ Nhật

Khoảng trung tuần tháng 6 vừa qua, Mỹ truy tố hai nhà cung cấp phụ tùng ô tô và 5 giám đốc điều hành vì tội “làm giá” các phụ tùng ô tô, bán cho Honda và một số hãng khác. Hai công ty Nhật bị truy tố bao gồm: Tokai Kogyo Co. - nhà sản xuất vật liệu chống nước và các sản phẩm băng dính và Công ty Maruyasu Industries Co. - chuyên sản xuất ống thép. Tokai bị cáo buộc “làm giá” sản phẩm phụ tùng bán cho Honda; còn Maruyasu bị cáo buộc "làm giá" các sản phẩm bán cho nhiều khách hàng khác nhau. Trong cả hai trường hợp, Chính phủ cáo buộc các công ty của Nhật móc nối với đối thủ buộc các nhà sản xuất phải chịu giá cao hơn, cuối cùng khách hàng mua xe là người chịu thiệt.

Đây là diễn biến mới nhất trong cuộc điều tra liên bang kéo dài nhằm triệt tiêu nạn "làm giá" phụ tùng ô tô; Sau khi Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) xin lệnh lục soát trụ sở ba nhà cung ứng phụ tùng ô tô của Nhật tại Detroit”. Đến thời điểm này, Mỹ đã cáo buộc 44 công ty, 64 cá nhân với số tiền phạt lên tới 2,7 tỷ USD. Đáng chú ý, số lượng công ty Nhật gần như áp đảo. Trao đổi với báo giới, một giám đốc điều hành sản xuất ô tô giấu tên cho biết, nạn “làm giá” không mới và cũng khẳng định phần nhiều liên quan tới các công ty của Nhật.

“Làm giá" có hệ thống

Các công ty phạm tội "làm giá" tại Mỹ chủ yếu đều là công ty Nhật vì nước này có hệ thống luật pháp khá "dễ dãi" với hành vi này. Đồng thời, các chuyên gia cho biết, hoạt động "làm giá" đã trở thành chuyện thường như cơm bữa trong kinh doanh tại Nhật ở bất kể lĩnh vực sản xuất nào, không riêng ngành Ô tô. Khác với Mỹ, Nhật không coi hành vi thông đồng là tội hình sự mà chỉ xử ở mức hành chính; Nhật thường chỉ xử phạt các công ty chứ hiếm khi xử lý các cá nhân liên quan tới thông đồng và số vụ điều tra xét xử cũng thấp hơn đáng kể so với Mỹ.

Cũng vì vậy, tại xứ sở hoa anh đào, việc Giám đốc điều hành (CEO) của các công ty phụ tùng ô tô gặp nhau mời bia, đánh golf, tính chuyện thông đồng là chuyện bình thường; Thì ở Mỹ, các cuộc gặp đều phải giấu. Ông X, CEO một công ty cung cấp phụ tùng ô tô của Nhật cho biết, ông và các CEO đối tác thường phải chọn những địa điểm không ngờ tới ở các bang xa xôi tại Mỹ để gặp nhau. “Vì nếu họ (cơ quan thực thi pháp luật Mỹ) phát hiện tôi gặp các CEO của công ty khác, họ sẽ biết chúng tôi đang làm gì”, CEO X tiết lộ khi bị FBI thẩm vấn, theo Rubber News.

Ông Kimitoshi Yabuki, luật sư chuyên chống độc quyền tại Tokyo cho biết, các công ty Nhật có hành vi thông đồng thường trả giúp nhân viên chi phí pháp lý, tiền phạt, phí đi lại cho người thân thăm nuôi. Trong vụ ông X, công ty đã trả 20 nghìn USD chi phí pháp lý hình sự và giúp đỡ vợ ông X khi ông này ở tù. Trong vụ một công ty Nhật khác sa lưới "làm giá" của Mỹ, các luật sư và một số nhân viên nội bộ cho biết, các quản lý cấp trung đã được thưởng vì không hé lộ những mánh khóe của công ty trước tòa. “Đó là cách của người Nhật”, một văn hóa doanh nghiệp đã tồn tại như “luật bất thành văn của các công ty Nhật”, ông Yabuki nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.