• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Né mua ô tô tháng Ngâu, đại lý đìu hiu vì vắng khách

24/08/2020, 15:00

Tâm lý tránh mua ô tô tháng Ngâu của khách hàng và dịch Covid-19 phức tạp khiến các đại lý ô tô lại rơi vào cảnh đìu hiu sau một tháng khởi sắc.

Đại lý ô tô đìu hiu vì vắng khách tháng Ngâu

Sáng 24/8 Dương lịch (tức mùng 6/7 Âm lịch – mùng 6 tháng Ngâu), PV Xe Giao thông khảo sát một loạt những đại lý ô tô tại Hà Nội ghi nhận không khí vắng vẻ và ảm đạm.

Tại một showroom trên đường Phạm Hùng, các nhân viên tư vấn bán hàng ngồi ngáp ngắn ngáp dài, lướt điện thoại tiêu khiển vì không có khách hàng tới xem xe.

Chị Trang, nhân viên bán hàng tại đây cho biết, tình trạng này thường xuyên xảy ra kể từ khi đợt dịch Covid-19 thứ 2 bùng phát, 1 tuần nay lại thêm tháng Ngâu nên lượng khách đến vào cuối tuần cũng giảm, còn ngày thường hầu như không có.

“Tháng Ngâu năm trước còn bán được vài xe mỗi tuần, năm nay có thêm Covid-19 nên sức mua của người dân giảm rõ rệt, có chăng một tuần chỉ được một vài khách đặt cọc tiền để giữ xe, chờ qua ngày rằm tháng bảy hoặc hết tháng Ngâu thì đến đóng nốt tiền và nhận xe”, chị Trang nói.

Hiện đại lý này cũng chưa có chương trình giảm giá nào dành cho các mẫu xe trong tháng Ngâu vì mức giá bán cũng đang dưới giá niêm yết. “Trong khi đó, từ đầu năm 2020, do dịch Covid-19 bùng phát, các đại lý đã giảm giá quá nhiều nên khó thể giảm theo. Ngoài ra, chính sách giảm lệ phí trước bạ kéo dài đến hết năm nên tâm lý khách hàng không vội, hi vọng qua tháng Ngâu, thị trường ô tô sẽ trở lại sôi động hơn”, chị Trang chia sẻ.

Chị Thúy, nhân viên bán hàng tại Mazda Hà Đông cũng cho biết, mặc dù một số mẫu xe như Mazda CX-5, Mazda CX-8, Mazda 3, Mazda 2 ngoài bộ quà tặng phụ kiện, trong tháng 8 còn được ưu đãi tặng 1 năm bảo hiểm vật chất nhưng khi bước vào tháng Ngâu, sức mua của khách hàng cũng giảm rõ rệt.

“Mới 1 tuần nhưng doanh số bị giảm khoảng 50%, hiện khách đến đại lý chỉ có nhu cầu xem xe, ưng thì đặt cọc chờ qua rằm hoặc hết tháng mới lấy xe”, chị Thúy nói.

Tại đại lý Mitsubishi An Dân, ông Nguyễn Hồng Chinh, Giám đốc đại lý này cho biết, trước tháng Ngâu, đại lý giao được khá nhiều xe cho khách, đặc biệt các xe lắp ráp trong nước như Xpander AT, Outlander vì khách muốn mua xe tránh tháng Ngâu. "Tháng Ngâu đến, khách hàng vắng vẻ hẳn, tuần vừa rồi, đại lý chỉ giao được 6 xe cho khách", ông Chinh cho biết.

Không chỉ riêng đại lý, showroom ô tô mới mà ngay tại các đại lý ô tô cũ, lượng khách mua xe cũng giảm đáng kể, dù tình trạng có vẻ khá khẩm hơn. Anh Cảnh, nhân viên đại lý ô tô cũ Tứ Quý Auto (đường Trần Thái Tông, Hà Nội) cho biết tuần đầu tháng Ngâu, dù vẫn bán được 10-15 xe nhưng so với tuần trước đó đã bị giảm khoảng 50% doanh số.

Như vậy, thị trường ô tô thường niên vốn đã ảm đạm khi bước vào tháng Ngâu, năm nay lại càng đìu hiu hơn vì đại dịch Covid-19. Thế nhưng, tình trạng này đã không còn quá bất ngờ với những đại lý ô tô, nhân viên bán hàng vì từ đầu năm đến nay, sức mua ô tô của người dân vốn đã ì ạch do lo lắng dịch bệnh.

Với chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ với các xe lắp ráp trong nước, chỉ áp dụng đến hết năm 2020, nhiều đại lý hi vọng, sau tháng Ngâu, dịch Covid-19 trong nước cũng dần được kiểm soát, thị trường ô tô sẽ hồi phục và sôi động trở lại.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.