• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Nghị định 116 và Thông tư 03: Tiếp thu ý kiến nhiều chiều

27/02/2018, 11:15

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết sẽ ghi nhận và tiếp thu toàn bộ 16 ý kiến tại cuộc họp.

8

Toàn cảnh cuộc đối thoại với các DN liên quan đến việc thực hiện Nghị định số 116 của Chính phủ - Ảnh: Đoàn Bắc

Sáng 26/2, Văn phòng Chính phủ tổ chức cuộc họp liên quan đến phản ánh của DN trong việc thực hiện Nghị định 116 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô; Thông tư số 03 của Bộ GTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu thuộc đối tượng của Nghị định 116.

Hai luồng ý kiến

Tại cuộc họp, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), Tổng giám đốc Công ty Toyota Việt Nam Toru Kinoshita bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” của VAMA về Nghị định 116 có một số quy định không tuân thủ thông lệ quốc tế, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất và nhập khẩu ô tô của các thành viên VAMA. Hậu quả của việc này là từ 1/1/2018 đến nay, hầu như không có chiếc xe ô tô nào được nhập khẩu vào Việt Nam.

"Chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ chủ trương của Chính phủ và Thủ tướng là Việt Nam sẽ phát triển ngành công nghiệp ô tô để dần từng bước tự chủ, tăng nhanh vấn đề nội địa hoá bằng những biện pháp điều hành thông qua cơ chế, chính sách thuế thay vì thủ tục hành chính, rào cản. Đồng thời, đề nghị Bộ Công thương, GTVT và các cơ quan VPCP tiếp thu ý kiến, đưa ra lý giải thoả đáng với các nhà đầu tư sản xuất trong nước hay nhà đầu tư nhập khẩu, tránh việc người ta hiểu rằng chúng ta tạo ra rào cản nhằm co kéo lợi ích”.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Bốn quy định khiến VAMA lo ngại là những quy định mới về việc nộp giấy chứng nhận an toàn và bảo vệ môi trường của kiểu loại ô tô nhập khẩu do nước ngoài cung cấp; quy định về thử nghiệm khí thải và an toàn cho từng lô hàng ô tô nhập khẩu; biện pháp xử lý đối với những đơn đặt hàng ô tô nhập khẩu xảy ra trước khi ban hành Nghị định 116 và quy định mới về đường chạy thử ô tô dành cho các nhà sản xuất trong nước. Theo ông Toru Kinoshi, các quy định này làm đội thêm nhiều chi phí và tăng thời gian thông quan đối với tất cả các nhà nhập khẩu ô tô dẫn tới việc giá xe tăng cao, kéo dài thời gian chờ đợi của khách hàng; tạo ra sự đối xử không công bằng giữa các nhà sản xuất ô tô, giữa DN sản xuất trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài.

Cũng nói về khó khăn khi thực hiện quy định mới về nộp giấy chứng nhận an toàn đối với kiểu loại ô tô nhập khẩu do nước ngoài cung cấp, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Dan Kritenbrink cho rằng quy định về việc kiểm tra khí thải an toàn đối với từng lô hàng ô tô nhập khẩu không rõ ràng.

Ông Phạm Văn Dũng, Chủ tịch HĐQT Ford Việt Nam chia sẻ về việc đang gặp rắc rối với gần 100 xe đã đặt hàng từ Mỹ nhưng không dám nhập về Việt Nam vì vướng các quy định từ Nghị định 116.

Không đồng tình với các ý kiến trên, Chủ tịch HĐQT Thaco Trường Hải Trần Bá Dương cho rằng, Nghị định 116 ra đời để đưa ngành sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô vào ngành kinh doanh có điều kiện. Việc này nhằm bảo đảm bốn mục tiêu chính: Bảo đảm điều kiện về môi trường, điều kiện cho người tiêu dùng; an toàn giao thông; bảo đảm cạnh tranh công bằng giữa các nhà nhập khẩu với nhau, giữa DN nhập khẩu với DN sản xuất trong nước và giữa những DN sản xuất lắp ráp trong nước với nhau.

Không có chuyện phân biệt, ưu đãi cho DN trong nước

Đi vào quy định cụ thể, ông Trần Bá Dương cho rằng, yêu cầu bản sao giấy chứng nhận kiểu loại cho xe nhập khẩu và xe sản xuất lắp ráp trong nước không chỉ riêng cho xe nhập khẩu mà xe sản xuất trong nước cũng phải xuất trình giấy này. “Thực hiện quy định này không có khó khăn gì”, ông Dương khẳng định và cho biết, ở châu Âu cũng có quy định này và có những yêu cầu cả 100 - 200 trang. “Tác dụng của giấy này giống như lý lịch của một chiếc xe, nói lên công nghệ cũng như các tính năng của xe, được chứng thực bằng cơ quan được ủy quyền chứ không phải bằng phương thức quảng cáo, marketing của các thương hiệu. Đây là tài liệu để khách hàng biết được xe của họ mua ở công nghệ nào, tính năng ra sao”, ông Dương phân tích.

Theo ông Dương, thực tế hiện nay các vụ TNGT đối với ô tô chưa có đánh giá nào nói về việc ảnh hưởng từ chất lượng xe hay không mà chủ yếu quy kết cho lái xe là chính. “Giấy chứng nhận kiểu loại, mỗi hãng xe chứng nhận khác nhau, không nên bác bỏ giấy này mà cần tiến hành nhanh để rà soát lại các biểu mẫu của giấy chứng nhận kiểu loại, để có được bộ chứng nhận kiểu loại của Việt Nam”, ông Dương nêu quan điểm.

Theo ông Dương, Nghị định 116 cũng không dành ưu đãi gì cho DN trong nước. “Hiện nay, với phụ tùng liên quan đến chất lượng, chúng tôi phải có giấy chứng nhận từ nhà sản xuất nước ngoài, thậm chí đăng kiểm phải đi cùng sang nhà máy sản xuất ở các nước để kiểm tra, tới khi nhập thì phải kiểm tra từng lô xe mà không dưới 2.000 - 3.000 xe”, ông Dương nói và lưu ý, tránh ngộ nhận khi cho rằng Nghị định 116 ủng hộ sản xuất xe trong nước. Ông cũng cho rằng, đề nghị tạm hoãn thực hiện Nghị định 116 sẽ phủ nhận nỗ lực của các DN khác nhằm đáp ứng yêu cầu của nghị định.

Sẽ xem xét từng khía cạnh, từng vấn đề đặt ra

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, quy trình làm Nghị định 116 đã tuân thủ nghiêm túc những quy định về ban hành một văn bản quy phạm pháp luật. Để xây dựng nghị định này, Thủ tướng đã ra quyết định thành lập một tổ công tác chuyên ngành về lĩnh vực ô tô, thành phần gồm Bộ GTVT, Tài chính, Công thương, KH-CN, gồm cả một số nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và cả VAMA....

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng sau khi lắng nghe 16 ý kiến tại cuộc họp cho biết sẽ ghi nhận và tiếp thu toàn bộ. Theo ông, đây là hội nghị rất quan trọng để làm rõ hơn Nghị định 116, làm rõ hơn yêu cầu của các cơ quan, DN, hiệp hội để báo cáo với Thủ tướng về giải pháp và công bố cụ thể liên quan đến Nghị định 116 và Thông tư 03. “Chúng tôi không hẳn không đặt vấn đề sửa, chúng tôi sẽ nghiêm túc xem xét vấn đề đã đặt ra”, ông Dũng nói.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định chủ trương của Chính phủ, của Thủ tướng là tiếp tục mở rộng thị trường ô tô tại Việt Nam, tiếp tục tăng trưởng và ổn định sản xuất ô tô trong nước, tạo cơ chế chính sách tốt hơn nhằm thu hút vốn đầu tư của các DN nước ngoài và trong nước để sản xuất ô tô trong nước có chất lượng cao tương đương các nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, tiếp tục cải thiện môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.

“Hôm nay chúng tôi không có kết luận tại đây, mà tiếp thu nghiêm túc, đưa ra giải pháp sớm nhất. Cuối tuần này hoặc đầu tuần sau sẽ họp các Bộ và cơ quan liên quan để xem xét từng khía cạnh, từng vấn đề của Nghị định 116 và Thông tư 03, sau đó đề xuất với Thủ tướng giải pháp sửa đổi, bổ sung cho hợp lý”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói và cho biết, mục tiêu cuối cùng là tạo sự bình đẳng trong sản xuất và kinh doanh.

7

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ (bên trái) khẳng định về an toàn, Việt Nam phải có các quy định bắt buộc đối với DN sản xuất, lắp ráp ô tô giống thế giới

Quy định kiểm định với từng lô xe đã được bàn rất kỹ

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ khẳng định chủ trương phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam là chủ trương lớn của Chính phủ và đã đến lúc chúng ta cần hành lang pháp lý nhất định, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho ngành công nghiệp ô tô phát triển.

Thứ trưởng dẫn chứng, Việt Nam có 92 triệu dân nhưng mới có khoảng 2,8 triệu ô tô hoạt động, trong khi đó, nhu cầu phát triển về vận tải rất lớn. Nhưng số lượng ô tô của Việt Nam so với các nước trong khu vực đang ở quá xa, như ở riêng TP Bangkok đã có 5,6 triệu ô tô, Hàn Quốc là 19 triệu. So với mặt bằng, tỷ lệ ô tô của chúng ta rất thấp.

Theo Thứ trưởng, Nghị định 116 ra đời khẳng định đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện một loại phương tiện liên quan đến vấn đề an toàn, đến quyền lợi của người tiêu dùng. “Về vấn đề an toàn, chúng ta phải có quy định bắt buộc như các nước. Một phương tiện ngoài phục vụ nhu cầu thiết yếu nhất vẫn phải tính đến vấn đề tính mạng con người. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ TNGT rất lớn, một năm 9.000 người chết, chưa tính hơn 10.000 người bị thương. Nên vấn đề đưa ra tiêu chuẩn để kiểm soát phương tiện là vấn đề tất yếu mà nước nào cũng phải làm”, Thứ trưởng Thọ nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng Thọ, Nghị định 116 lần này đưa ra những điều kiện gần như bắt buộc mà nước nào cũng có chứ không phải riêng Việt Nam. Nhưng vì trong quá trình chuyển đổi, chúng ta chưa bắt kịp nên cảm thấy có mâu thuẫn. Vì thế, dù không thể chạy theo hết được để che chắn cái này cái nọ, chúng ta vẫn cần tạo ra hàng rào, từng bước giải quyết những mâu thuẫn để đưa vào khuôn khổ.

“Khi xây dựng Nghị định 116 cũng như Thông tư 03 đã tuân thủ mọi quy định, có đánh giá tác động của xã hội, của những vấn đề trong quy định đã nêu theo trình tự nghiêm ngặt, được sự tham gia đồng thuận của các DN, hiệp hội. Còn trong quá trình triển khai thực hiện, vì là cái lâu nay chưa có, giờ đưa vào, chúng ta lại tham chiếu với khu vực và thế giới nên chưa thể đồng bộ hết được, bản thân chúng ta cũng chưa thể bao quát hết nên cần hoàn thiện từng bước sao cho hoàn thiện nhất”, Thứ trưởng Thọ lý giải.

Về quy định kiểm định theo từng lô với xe nhập khẩu, Thứ trưởng Thọ cho biết đã bàn bạc rất kỹ, theo đó, một xe khi nhập vào Việt Nam dứt khoát phải có tên tuổi, hồ sơ, gắn liền trong một lô hàng.

Thứ trưởng khẳng định quan điểm của Bộ GTVT là sẽ thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, đồng hành cùng DN, cầu thị lắng nghe để tập trung tháo gỡ chứ không có việc tạo rào cản. Tuy nhiên, do đây là giai đoạn chuyển đổi nên cần ngồi lại với nhau bàn bạc không thể làm luôn trong một sớm một chiều.

Hoài Vũ

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.