• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Diễn đàn

Ngoài buýt, xe khách cũng nên chuyển sang ô tô điện

14/06/2021, 09:00

Ô tô điện vừa bảo vệ môi trường, đồng thời mang lại diện mạo mới cho vận tải hành khách công cộng trong tương lai.

Xe buýt điện VinFast trong quá trình chạy thử nghiệm

Xe điện - giải pháp đột phá cho Việt Nam

Ô nhiễm không khí, bụi mịn đe dọa chất lượng sống của người dân. Hàng năm Việt Nam phải chi trả khoản tiền lớn, khoảng 8 - 10 tỷ USD để nhập khẩu xăng dầu.

Một phần trong số này để chi cho việc vận hành phương tiện giao thông sử dụng nguyên liệu hóa thạch truyền thống.

Ngoài xe buýt điện nội đô đề xuất cho áp dụng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thiết nghĩ nhà nước nên xem xét chủ trương sớm cho xe khách liên tỉnh chạy bằng điện vào khai thác nhằm vừa khai thác tính ưu việt của văn minh công nghệ xe điện, vừa bảo vệ môi trường và đem lại một diện mạo mới cho vận tải hành khách công cộng trong thời kỳ mới.

Hai vấn đề lớn của thế giới là ô nhiễm môi trường do khí thải và an ninh năng lượng do sự hữu hạn của các nguồn năng lượng hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt) đã dần trở nên bức thiết.

Ô nhiễm không khí, bụi mịn tại Việt Nam đã trở nên nghiêm trọng với các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Tại đây theo ghi nhận có tối đa số ngày trong năm có chỉ số chất lượng không khí ô nhiễm kịch khung - ô nhiễm không khí nhất toàn cầu.

Hai năm trở lại đây, các cấp chính quyền đã họp bàn và chỉ đạo các giải pháp căn cơ lâu dài để tăng cường hơn nữa việc kiểm soát ô nhiễm không khí, trong đó có việc kiểm soát khí thải các bon, bụi mịn từ các phương tiện giao thông.

Còn nguồn năng lượng hóa thạch không phải nước nào cũng sẵn có. Việt Nam là một trong những quốc gia nhập khẩu, còn phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ thế giới.

Với việc không phát thải và sử dụng điện thay vì xăng dầu, xe điện được cho là một giải pháp đột phá cho Việt Nam trong bối cảnh cần phải tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí, đảm bảo an ninh năng lượng và phù hợp với xu hướng phát triển phương tiện vận tải của thế giới.

Kết cấu đơn giản của xe điện so với xe sử dụng động cơ đốt trong

“Xe điện” (electric vehicle – EV) thường được hiểu là xe có hệ thống dẫn động bằng mô tô điện (electric motor). Nhìn từ bên ngoài, một chiếc xe điện trông cũng giống như một chiếc xe sử dụng động cơ đốt trong (ô tô bằng xăng dầu). Tuy nhiên, ngoại trừ một số phụ tùng, linh kiện để dùng chung, khoảng 70% linh kiện của hai loại xe là khác nhau.

Sự khác biệt đáng kể giữa xe điện và xe sử dụng động cơ đốt trong là số lượng phụ tùng, linh kiện của bộ phận chuyển động (moving part). Xe điện chỉ có một bộ phận chuyển động, đó là động cơ điện (mô tơ), trong khi xe sử dụng động cơ đốt trong có hàng chục nghìn bộ phận khác nhau.

Các bộ phận quan trọng của xe điện bao gồm: pin, hệ thống điều khiển động cơ điện, hệ thống phanh tái tạo năng lượng và hệ thống truyền động.

Số lượng phụ tùng linh kiện của bộ phận chuyển động ít hơn trong ô tô điện, dẫn đến một sự khác biệt quan trọng khác, đó là ô tô điện yêu cầu bảo trì ít hơn (chi phí khai thác tiết kiệm hơn) và an toàn hơn, ngoài các lợi thế bảo vệ môi trường, công nghệ văn minh và hiện đại.

Lý do xe điện ngày càng trở nên phổ biến

Tại Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu 2015 (COP 21) được tổ chức ở Paris (Pháp), các bên tham gia đã tái khẳng định nỗ lực tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu. Thỏa thuận Paris công bố tháng 12/2015 đã đặt mục tiêu hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng lên dưới 02 độ C. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi lĩnh vực năng lượng và các lĩnh vực khác cắt giảm đáng kể lượng phát thải khí hiệu ứng nhà kính. Lĩnh vực giao thông chiếm khoảng ¼ lượng khí thải từ các ngành liên quan đến năng lượng.

Mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính nhằm góp phần đạt được mục tiêu giảm thiểu sự nóng lên của trái đất dưới 02 độ C chỉ có thể đạt được khi có sự cam kết mạnh mẽ của lĩnh vực giao thông. Báo cáo phát triển bền vững của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) đã chỉ ra rằng, để đạt được mục tiêu này, đến năm 2050, ngành giao thông thế giới phải đóng góp ít nhất 1/5 tổng lượng khí nhà kính cắt giảm được từ các hoạt động sử dụng năng lượng.

Ô tô điện được xác định là nhân tố chính góp phần giảm khí thải nhà kính trong lĩnh vực giao thông, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, cắt giảm phát thải khí nhà kính nói chung, khuyến khích phát triển nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo.

Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh chóng, việc phát triển ô tô điện cũng góp phần giảm ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn tại các đô thị lớn. Trở ngại chính cho việc phát triển ô tô điện là giá thành mua xe ban đầu và thời gian khả dụng giữa hai lần sạc của pin. Tuy vậy, sự phát triển của khoa học công nghệ như vũ bão trong thời gian gần đây cho thấy những dấu hiệu tích cực.

Theo báo cáo gần đây của hãng xe điện Proterra của Hoa Kỳ, một lần sạc cho xe buýt có thể và chạy được 650 km và giá thành càng ngày càng phù hợp hơn với thị trường để đảm bảo việc khai thác cạnh tranh hơn so với xe chạy bằng xăng dầu truyền thống.

Mức độ sử dụng xe điện tại các nước trên thế giới

Tới nay, Trung Quốc là quốc gia đứng đầu trong sản xuất, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, với nhà sản xuất ô tô điện nổi tiếng BYD. Tại Trung Quốc theo số liệu cuối năm 2018, tổng số xe buýt điện đưa vào vận hành lên tới trên 421.000 chiếc, thành phố Thẩm Quyến sử dụng 100% xe điện trong vận tải hành khách cộng cộng, trong khi Bắc Kinh và Thượng Hải, tỷ lệ sử dụng xe buýt điện đã đạt trên 80%.

Xe buýt điện ngày càng phổ biến tại các tỉnh, thành phố tại Trung Quốc. Châu Âu đứng thứ 2 trong các quốc gia sử dụng xe điện với 2.250 chiếc, con số xe điện được sử dụng sẽ ngày càng tăng khi một số nước châu Âu như Hà Lan đưa ra mục tiêu chuyển đổi và sử dụng 100% xe điện (cả xe buýt, xe khách cộng cộng và xe ô tô cá nhân) vào năm 2024.

Hoa Kỳ cũng là quốc gia bắt đầu chuyển hướng sang sử dụng nhiêu xe điện hơn. Tuy toàn Hoa Kỳ mới có trên 300 xe buýt điện, xong sắp tới số lượng xe buýt, xe khách điện ngày càng tăng điển hình với việc thành phố Los Ageles vừa quyết định mua 155 xe buýt điện để phục vụ toàn bộ hoạt động vận tải hành khách tại thành phố này.

Với chính sách năng lượng mới (Green New Deal), được dẫn dắt bởi nhiều hãng sản xuất xe điện nổi tiếng như Tesla, Proterra và thậm chí Apple gần đây công bố mẫu xe điện Apple car mới, chắc chắn việc bùng nổ sử dụng xe điện tại Hoa Kỳ dưới chính quyền mới có thể thấy rõ.

Đối với xe điện, vấn đề bảo vệ môi trường luôn được đặt lên hàng đầu

Vì sao nên dùng xe điện?

Như đã nói ở trên, xe điện là loại xe không có ống khói, không phát thải khí CO2, khí gây hiệu ứng nhà kính ra môi trường. Việc khai thác xe điện vì thế trong vận tải hành khách hoàn toàn thân thiện mới môi trường là điều không phải tranh cãi.

Nhiều nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách còn tranh cãi.

Thứ nhất là vấn đề môi trường mang tính truy nguyên của xe điện, đó là nguồn điện mà xe điện sử dụng là điện sạch, tức là điện sử dụng năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện khí, điện gió … hay là điện từ nhiệt điện… Rõ ràng thời gian qua, nhà nước đã xã hội hóa để các doanh nghiệp đầu tư sản xuất điện mặt trời, điện khí và phong điện…, lượng điện này đã được nhà nước mua và hòa vào lưới điện quốc gia. Chỉ có điều hiện nguồn cung còn chưa đáp ứng nổi cầu và cần hơn nữa nhiều nguồn cung điện sạch để hòa vào mạng lưới. Đối với điện mặt trời, nhà đầu tư có thể tự tiêu thụ (chẳng hạn cho sạc pin xe điện) hoặc gần đây được phép bán trực tiếp cho người sử dụng.

Thứ hai là vấn đề việc sản xuất pin cho xe điện còn tốn nhiều năng lượng và thải ra một đáng kể CO2. Như đã nêu, công nghệ ngày này đang phát triển như vũ bão. Khi cầu xe điện và pin tăng cao, công nghệ việc sản xuất pin công suất lớn đại trà sẽ kiểm soát vấn đề môi trường tốt hơn và tổn hao cũng như thải ra lượng khí thải ít hơn.

Ở đây, nó là vấn đề quyết sách để ngành công nghiệp xe điện có hướng mà đầu tư, hợp tác và phát triển. Khi các nhà sản xuất trong nước đã chủ động được công nghệ thì việc sản xuất cũng như tái chế pin đã sử dụng là hoàn toàn có thể, từ đó khép kín được quá trình sản xuất và khai thác hiệu quả và đảm bảo vấn đề môi trường.

Hàm ý nào đối với vận tải hành khách tại Việt Nam trong thời kỳ mới?

Đứng trước bối cảnh môi trường, thách thức ô nhiễm môi trường không khí cũng như đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Việt Nam nên xem xét cho phát triển ô tô điện như là một chính sách đột phá cho phát triển công nghệ, công nghiệp ô tô trong nước.

Việc đưa xe điện vào khai thác vận tải thực sự là cú huých thay đổi cho sự tiến bộ phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ mới.

Việc sử dụng xe điện cho vận tải hành khách công cộng không những trong nội đô như dự án của xe buýt điện tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh như truyền thông đã nêu gần đây, mà còn qua đây cũng kiến nghị Nhà nước nên có chính sách khuyến khích phát triển xe điện cho vận tải hành khách liên tỉnh (cả cho tuyến cố định và không cố định).

Để làm được việc này, nhà nước có chính sách xã hội hóa, khuyến khích các chủ doanh nghiệp vận tải sử dụng xe điện trong hoạt động kinh doanh vận tải; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trạm sạc tại trạm dừng nghỉ, bến xe và các điểm dừng đỗ tập trung khác cho các loại xe tái nạp năng lượng phục vụ tốt cho hoạt động vận tải.

Tóm lại, chính sách khuyến khích sử dụng xe điện là một chủ trương đúng đắn, xét về cả bảo vệ môi trường cũng như an ninh năng lượng.

Ngoài xe buýt điện như hiện nay đề xuất áp dụng trong nội đô của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thì cũng tính đến việc áp dụng xe khách liên tỉnh chạy bằng điện.

Với mạng lưới vận tải hành khách quốc gia chạy bằng điện cùng với hạ tầng trạm sạc toàn quốc được hình thành, cải thiện trải nghiệm người dùng, tăng chất lượng dịch vụ vận tải, từ đó ô tô điện sẽ có một tương lai tốt tại Việt Nam, dần thay thế phương tiện giao thông chạy bằng nhiên liệu hóa thạch.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.