• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Người vay mua ô tô trả góp tố ngân hàng lạm thu

05/05/2023, 09:59

Nhiều người vay mua ô tô trả góp bức xúc việc ngân hàng chậm cấp giấy lưu hành phương tiện và yêu cầu phải nộp phí cấp loại giấy này.

Nhiều người vay mua ô tô trả góp bức xúc việc ngân hàng chậm cấp giấy lưu hành phương tiện thay cho bản gốc đăng ký xe, dẫn tới bị CSGT xử phạt. Thậm chí, có ngân hàng yêu cầu phải nộp tiền mới cấp loại giấy này.

Yêu cầu nộp phí để lấy bản sao đăng ký

Tờ biên nhận thế chấp ô tô do TPBank phát hành với mức phí 330 nghìn đồng mỗi lần cấp. Ảnh: Lam Anh

Theo anh Nguyễn T.M (trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội), năm 2020 khi mua ô tô, anh có làm thủ tục vay mua xe trả góp tại Ngân hàng Tiên Phong (TPBank).

Năm đầu tiên cứ mỗi 3 tháng ngân hàng thường liên hệ, gửi qua bưu điện một bản sao photo giấy xác nhận đăng ký xe để làm giấy lưu hành phương tiện.

Tuy nhiên, hơn 1 năm trở lại đây việc này đã không được ngân hàng thực hiện dù anh đã liên hệ với nhân viên ngân hàng để yêu cầu cấp mới nhằm đảm bảo tính pháp lý khi lưu hành.

PV Báo Giao thông đã liên hệ, chuyển phản ánh của khách hàng tới Ngân hàng VIB, phía ngân hàng đã tiếp nhận và cho biết sẽ xác minh và trả lời sau. Trong khi đó, PV cũng đã liên hệ với Ngân hàng TPBank nhưng hiện chưa nhận được phản hồi.


Đã có lần khi kiểm tra giấy tờ xe, CSGT nhắc nhở và yêu cầu phải có giấy lưu hành phương tiện (gồm giấy biên nhận thế chấp và bản sao đăng ký xe có dấu ngân hàng) còn thời hạn, nếu không sẽ xử phạt.

Ngày 24/4/2023, sau khi kiểm tra giấy lưu hành phương tiện của mình đã hết hạn, nhưng khi anh liên hệ với Ngân hàng TPBank để đề nghị cấp mới thì được nhân viên tín dụng thông báo phải nộp 330 nghìn đồng.

Trao đổi với PV, anh Nguyễn T.M. cho biết: “Tôi tìm hiểu kỹ trong hợp đồng tín dụng không hề có dòng nào đề cập đến việc thu phí cấp bản sao đăng ký. Trong năm đầu, họ vẫn chủ động gửi qua bưu điện giấy lưu hành phương tiện, nhưng gần đây họ yêu cầu phải mất phí mới cấp”.

Tương tự, anh Vũ Ngọc Anh (Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Nội) mua trả góp chiếc Hyundai Tucson từ tháng 10/2020 tại Ngân hàng VIB Chi nhánh Lý Thường Kiệt cho biết, kể từ khi mua xe, mới chỉ duy nhất một lần anh được ngân hàng cấp loại giấy này với thời hạn 3 tháng.

Theo anh Ngọc Anh, các nghĩa vụ tài chính với ngân hàng liên quan đến việc trả góp chiếc xe vẫn thực hiện đầy đủ, song kể từ khi giấy đi đường đầu tiên được cấp hết hạn, ngân hàng không cấp thêm lần nào.

Sau nhiều lần yêu cầu cấp lại trên ứng dụng không được, đến tháng 2/2023, khi đưa xe đi đăng kiểm và không được chấp nhận, anh phải đến tận chi nhánh ngân hàng yêu cầu cấp lại.

“Khi đến nơi, nhân viên ngân hàng yêu cầu phải có giấy cũ để làm cơ sở cấp giấy mới, rồi yêu cầu mua bảo hiểm thân vỏ từ ngân hàng để được cấp giấy đi đường. Khi gửi ảnh giấy cũ để được cấp lại giấy đi đường mới, nhân viên lại lấy lý do “không nhìn được chữ” trên đăng ký dù dấu do ngân hàng đóng đè lên. Lúc này tôi đành phải mất khoản phí 330.000 đồng để được cấp giấy mới”, anh Ngọc Anh cho biết.

Theo một cán bộ CSGT thuộc Đội 5, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội, theo Nghị định 100/2019, chủ xe hay người lái xe có thể sử dụng bản sao giấy đăng ký có chứng thực cộng với tờ biên nhận ngân hàng để tham gia giao thông. Tuy nhiên, 2 loại giấy này phải trong thời hạn hiệu lực.

Chưa thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ

Theo tìm hiểu của PV, việc cấp bản sao đăng ký ô tô có được phép thu phí hay không hiện chưa có quy định, mỗi ngân hàng thực hiện theo cách riêng.

Hiện nay chỉ có 3 nhóm chủ thể được quyền chứng thực văn bản giấy tờ, gồm chính quyền các cấp (UBND các cấp), văn phòng công chứng và phòng tư pháp cấp quận, huyện, thị xã. Bởi vậy, việc ngân hàng đóng dấu “sao y bản chính” lên biên nhận đăng ký không có giá trị của bản sao chứng thực.
Hiện pháp luật cũng không quy định về việc ngân hàng thu phí cung cấp bản sao đăng ký xe cho bên thế chấp. Vì vậy, việc thu phí sẽ được thực hiện theo sự thỏa thuận của các bên và thường được ghi nhận trong hợp đồng thế chấp. Trường hợp hợp đồng thế chấp các bên không thỏa thuận việc thu phí cung cấp bản sao đăng ký xe thì ngân hàng không có cơ sở để thu phí.

Luật sư Hà Thêm, Công ty Luật hợp danh The Light


Chẳng hạn Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng Shinhan Bank…. không thu phí cấp bản sao đăng ký xe.

Nhưng một vài ngân hàng như Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) hoặc Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) lại thu loại phí này.

Mức thu của các ngân hàng cũng khác nhau, như TPBank đang thu mức cao nhất là 330 nghìn đồng/bản sao, trong khi có ngân hàng chỉ thu 50 nghìn đồng/bản sao.

Luật sư Đỗ Hồng Sơn (Văn phòng luật sư Tinh Hoa Việt) cho biết: “Bản thân tôi cũng từng có một chiếc xe mua trả góp, vay thế chấp ở Ngân hàng Agribank. Tôi không bị Agribank thu phí gì khi cấp lại bản sao đăng ký và biên nhận thế chấp mỗi 6 tháng.

Theo tôi hiểu đây là khoản thu do nội bộ từng ngân hàng đặt ra.

Có những ngân hàng không thu loại phí này để thu hút khách hàng, nhưng có ngân hàng thu để bù đắp chi phí in ấn, quản lý loại giấy tờ này.

Tuy nhiên, mức thu 330 nghìn đồng cho mỗi lần cấp bản sao là quá cao, khiến khách hàng không hài lòng”.

Luật sư cho biết thêm, tại Công văn số 8601/VPCP-CN ngày 15/8/2017, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Tư pháp ban hành văn bản hướng dẫn các tổ chức tín dụng cấp giấy biên nhận thế chấp và chỉ cấp 1 bản gốc giấy biên nhận có thời gian phù hợp với thời hạn thế chấp phương tiện. Như vậy việc ngân hàng cấp biên nhận mỗi 6 tháng là chưa đúng chỉ đạo của Chính phủ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.