• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Diễn đàn

Nguồn điện sạch có ý nghĩa thế nào đến mục tiêu phát triển xe xanh?

18/09/2021, 10:00

Theo đại diện VAMA, kinh nghiệm một số nước cho thấy, khi có tỷ lệ năng lượng điện sạch càng cao thì càng dễ dàng chuyển đổi sang xe điện hoá.

Tại Hội thảo "Hạ tầng cho xe điện tại Việt Nam", đại diện Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho rằng, cấu trúc năng lượng điện góp phần kéo giảm lượng khí thải CO2 là một trong những yếu tố cần phải tính đến khi xác định lộ trình khuyến khích phát triển các loại xe thân thiện với môi trường.

Theo đại diện VAMA, các quốc gia khi đặt mục tiêu giảm phát thải đều tính cả đến giảm phát thải trong quá trình sản xuất xe, sản xuất pin và CO2 phát thải trong quá trình tạo ra điện để nạp cho xe điện.

Kế hoạch nguồn năng lượng điện tại Việt Nam

Đối với Việt Nam hiện nay, lượng phát thải vẫn còn cao nên có thể xe xăng dầu vẫn còn xanh hơn so với xe sạc điện nếu xét về mức phát thải CO2 trong tất cả các quá trình sản xuất xe và sản xuất pin cho xe điện.

Với cơ cấu điện của Việt Nam tới 2030, thì nguồn điện vẫn chủ yếu phát sinh từ than đá và với sự phát thải của CO2, không có sự khác biệt quá nhiều trong việc giảm lượng CO2 giữa các dòng xe HEV (xe hybrid), PHEV (xe hybrid sạc ngoài) và BEV (xe điện hoàn toàn).

Thực tế cho thấy, một số nước có tỷ lệ năng lượng điện sạch càng cao thì sẽ càng dễ dàng chuyển đổi sang xe điện hoá và xe điện chiếm tỷ lệ càng cao càng đóng góp vào mục tiêu chung là giảm phát thải của quốc gia đó.

Trong khi các nước còn phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng nhiên liệu hoá thạch thì lộ trình chuyển đổi nên bắt đầu từ các dòng xe điện hoá theo từng dòng. Ví dụ như sẽ chuyển đổi tuần tự từ HEV, PHEV rồi mới đến BEV.

Đại diện VAMA lấy ví dụ như Na-uy hay Đan Mạch là những quốc gia có tỷ lệ năng lượng điện sạch rất cao. Với Na-uy có tỷ lệ năng lượng sạch lên tới 98%, chủ yếu là thuỷ điện thì lượng xe xanh bán ra cao. Trong đó, xe điện (BEV) chiếm tỷ lệ lớn nhất lên tới 52%, sau đó tới PHEV là 23% và HEV chỉ chiếm 9%.

Hay Đan Mạch có tỷ lệ năng lượng sạch là 78%, chủ yếu từ điện gió thì số lượng BEV là 7%, còn PHEV và BEV là 9%.

Xe hybrid được xem là giải pháp chuyển tiếp cần thiết trước khi phổ biến xe điện (BEV)

Còn ở các quốc gia có tỷ lệ năng lượng sạch thấp như Mỹ (20%), Thái Lan (34%), Indonesia (27%)… phần lớn được tạo ra từ than đá và khí đốt thì tỷ lệ xe điện rất thấp.

Tuy vậy, mục tiêu hướng tới sản xuất, sử dụng ô tô chạy hoàn toàn bằng pin vẫn là định hướng hiện tại của nhiều nhà sản xuất và quốc gia. Vì vậy, đại diện VAMA có đề xuất lộ trình phù hợp với Việt Nam, trong đó có một bước chuyển tiếp và các dòng xe HEV được cho là thuận tiện, đồng thời vẫn giúp giảm phát thải CO2.

Tại Việt Nam hiện nay, Toyota là hãng xe đang đẩy mạnh vào phát triển thị trường xe hybrid khi bán ra Toyota Corolla Cross sử dụng công nghệ xanh này. Tính 8 tháng năm 2021, Toyota Corolla Cross bán ra tổng cộng 7.281 xe các phiên bản. Trong đó, Corolla Cross 1.8HV sử dụng công nghệ hybrid bán được 1.600 xe (chiếm 22%), đã vượt qua kỳ vọng của Toyota Việt Nam.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.