• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Nguy cơ tai nạn từ những chiếc ô tô “hỏng mới sửa”

20/07/2016, 07:10

Nhiều trường hợp chỉ khi xe hỏng hóc hoặc gặp sự cố nghiêm trọng mới đưa xe đi sửa chữa.

Xegiaothong_nguy_co_tai_nan_xe_moi_sua
Do thiếu bảo dưỡng định kỳ nên hiện tượng xe ô tô hỏng trên hành trình là khá phổ biến - Ảnh minh họa

Chưa có điều tra xã hội học nào liên quan đến nhận thức, ý thức của chủ, lái xe về việc kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên ôtô. Tuy nhiên, thực tế khá phổ biến hiện tượng ôtô bị “đứng bánh” khi đang lưu thông. Điều này xuất phát từ tâm lý “hỏng mới sửa” của nhiều chủ xe, lái xe và là một trong những nguy cơ dẫn đến TNGT.

Chủ, lái xe coi thường chuyện bảo dưỡng

Theo khảo sát của PV Báo Giao thông tại một số gara, lái xe khu vực phía Bắc cho thấy, khá phổ biến tình trạng chủ, lái xe ôtô không quan tâm đến chăm sóc, bảo dưỡng xe giữa hai kỳ kiểm định. Nhiều trường hợp chỉ khi xe hỏng hóc hoặc gặp sự cố nghiêm trọng mới đưa xe đi sửa chữa.

Anh Bùi Văn Vĩnh (khu đô thị Xa La, Phúc La, Hà Đông) từng gặp sự cố nhớ đời với chiếc xe bốn chỗ đã sử dụng được gần chục năm kể: “Nửa tháng trước tôi chở gia đình từ Hà Nội vào Thanh Hóa. Đi được vài chục cây số đột nhiên phanh bị trượt, đạp sát sạt mới ăn, khiến xe tôi suýt húc vào xe phía trước. Giữa đường, lại ban đêm nên tôi không còn cách nào khác phải đi đến chỗ sửa xe, đi rà rà, dùng số và phanh tay để dừng xe. May mà không bị tai nạn”.

Anh Trần Đức Tín (lái xe cho một đại lý vật liệu xây dựng ở đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội) kể, cách đây vài tháng xe bị hỏng giữa đường do “chết” ắc-quy. Anh phải bẻ cành cây làm chướng ngại vật thông báo xe hỏng và gọi thợ đến sửa. “Đã có những vụ xe chết máy dọc đường không có cảnh báo nên bị xe sau đâm. Vì thế, em phải tạo chướng ngại vật thông báo và may mắn đã không xảy ra chuyện gì”, lái xe Tín nói và cho biết, thói quen của anh em lái xe trong công ty cứ nhận xe là đi, ít khi kiểm tra các chi tiết như: Phanh, đèn, lốp… Chỉ khi nào có cảm giác xe bị hỏng anh em mới báo cho công ty sửa.

Đây cũng là thực tế chung, bởi theo một số thợ sửa xe tại các trạm bảo dưỡng, gara xe, trừ các xe mới mua mang đi kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên, còn các xe đã vài năm sử dụng, chủ yếu được mang đi sửa khi chủ xe phát hiện nghi vấn có hỏng hóc gì đó.

“Các xe cũ ít khi mang đi kiểm tra, bảo dưỡng theo khuyến cáo của nhà sản xuất về số kilomet đã đi, mà chỉ đi sửa khi đã xảy ra hỏng hóc, có chi tiết buộc phải thay thế. Có xe bị hỏng dọc đường cũng do chủ xe, lái xe không kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên”, thợ sửa xe tên Khánh của gara Đức Trung trên đường 70 ( quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết.

Cảnh báo nguy cơ TNGT

Chưa có nghiên cứu, thống kê hay điều tra xã hội học nào liên quan đến vấn đề do phương tiện không được chăm sóc, bão dưỡng định kỳ, nhưng trên thực tế đã xảy ra những vụ tai nạn do xe hỏng giữa đường gây ra. Một số diễn đàn mạng cũng chia sẻ nguy cơ tai nạn (nhất là mất phanh) đến từ việc xe không được bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Ngoài ra, tra cứu trên mạng internet có thể thấy thông tin về hàng chục vụ xe ôtô bị hỏng giữa đường phải dừng lại để sửa chữa và bị xe đi sau đâm vào gây thiệt mạng về người, xe bị hỏng gây ùn tắc giao thông…

Từ kinh nghiệm nhiều năm công tác trong lĩnh vực kiểm định xe cơ giới, ông Lê Hồ Tuấn, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 29-04V cho biết, các nhà sản xuất, đại lý xe ôtô đều trang bị tài liệu hướng dẫn, khuyến cáo chủ, người sử dụng phương tiện việc bảo dưỡng xe. Từ những việc thông thường nhất như: Thay dầu định kỳ, lọc gió đến bảo dưỡng toàn bộ.

Để bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành phương tiện, pháp luật quy định đơn vị vận tải, chủ xe, lái xe có trách nhiệm kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên trước và sau một chuyến đi hoặc sau mỗi ngày hoạt động để nắm chắc tình trạng kỹ thuật của xe cơ giới. Kịp thời phát hiện, khắc phục các hư hỏng, đảm bảo cho xe cơ giới hoạt động an toàn, ổn định”.

Ông Ngô Hồng Hệ, Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm VN

Tuy nhiên, thực tế rất ít người quan tâm, để ý và thậm chí không đọc sách hướng dẫn về bảo dưỡng. Những người quan tâm thường chỉ là người mua xe mới và trong chu kỳ bảo dưỡng đầu tiên, được đại lý gọi điện nhắc, mời đến chăm sóc xe. Còn sau đó, chỉ đến khi xe có trục trặc chủ xe mới nghĩ đến sửa chữa. Điều này xuất phát từ tâm lý “hỏng mới sửa” của đa số người sử dụng xe, một phần khi bảo dưỡng thường phát sinh các vấn đề chi phí, thời gian.

“Giữa hai kỳ kiểm định mà các xe không được chủ xe quan tâm kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên, nhất là đối với xe tải, hệ thống treo, lái, phanh… là nguy cơ dễ dẫn đến tai nạn”, ông Tuấn cho biết.

Theo ông Nguyễn Đức Toàn, Giám đốc trung tâm đăng kiểm 29-02V, những trường hợp hỏng giữa đường có thể như lốp mòn, hệ thống nhiên liệu không đảm bảo, ắc-quy hết điện, phanh sử dụng thời gian lâu ngày xảy ra hiện tượng mòn đinh tán, đĩa chống ma sát hoặc dầu phanh rò rỉ… Việc xe hỏng hóc, gặp sự cố trên đường do những nguyên nhân không được bảo dưỡng định kỳ, bên cạnh gây phiền toái cho chủ xe, lái xe còn là nguy cơ dẫn đến TNGT.

“Thực tế cho thấy không nhiều đơn vị, tổ chức quản lý tốt xe thông qua việc bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ. Thường chủ xe, lãnh đạo đơn vị chỉ biết giao xe cho người lái, đến khi hỏng hóc mới khắc phục, sửa chữa. Trong khi việc duy trì tình trạng kỹ thuật giữa hai kỳ đăng kiểm đã được pháp luật quy định là trách nhiệm của chủ xe, lái xe. Ngay trong đào tạo lái xe cũng có nguyên tắc người lái xe phải kiểm tra xe trước khi vận hành”, ông Toàn nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.