• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa xe

Nhắn tin khi lái xe nguy hiểm hơn 6 lần dùng rượu bia

05/09/2018, 10:03

Đánh giá hành vi sử dụng điện thoại như nhắn tin, gọi điện trong khi điều khiển phương tiện tiềm ẩn nhiều rủi ro.

29

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc nhắn tin khi điều khiển phương tiện giao thông còn nguy hiểm hơn uống rượu khi lái xe

Đánh giá hành vi sử dụng điện thoại như nhắn tin, gọi điện… trong khi điều khiển phương tiện tiềm ẩn nhiều rủi ro gây TNGT nghiêm trọng, rất nhiều quốc gia trên thế giới siết chặt quản lý, tăng nặng chế tài xử phạt đối với hành vi này.

Nguy cơ TNGT cao hơn 6 lần người uống rượu lái xe

Sở dĩ việc sử dụng điện thoại, đặc biệt là hành vi vừa nhắn tin, bình luận và lướt mạng xã hội vừa lái xe là vô cùng nguy hiểm vì việc gửi/đọc tin nhắn khiến người lái xe sẽ rời mắt khỏi đường đi trung bình khoảng 5 giây. Mặc dù con số này không phải nhiều nhưng nó đủ để tài xế đang điều khiển phương tiện với tốc độ hơn 80km/h đi xa tới khoảng cách tương đương chiều dài cả một sân bóng.

Báo cáo do Hội đồng An toàn Quốc gia Mỹ vừa được công bố cho biết, việc sử dụng điện thoại dẫn tới 1,6 triệu vụ tai nạn/năm. Hành động nhắn tin lái xe tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cao hơn người uống rượu lái xe 6 lần.

Cứ 4 vụ TNGT ở Mỹ thì có 1 vụ liên quan tới sử dụng điện thoại. Hơn nữa, mỗi ngày có 11 thanh, thiếu niên tử vong do TNGT vì vừa lái xe, vừa nhắn tin. Hơn 3.000 người điều khiển phương tiện là trẻ vị thành niên và thanh niên tử vong/năm vì nhắn tin trong khi lái xe.

Thực tế, đã có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm mà đáng lẽ có thể tránh được chỉ vì vài giây nhìn vào điện thoại của người điều khiển phương tiện. Như vụ một trẻ vị thành niên tại bang Massachusset mới đây đã bị buộc tội ngộ sát ở tuổi 18 khi vừa lái xe, vừa nhắn tin, dẫn đến mất lái, đâm tử vong một người đàn ông 55 tuổi.

Nhiều nước siết chế tài xử phạt

Vì mức độ nghiêm trọng này, rất nhiều nước trên thế giới không chỉ coi hành vi nhắn tin khi lái xe là vi phạm Luật Giao thông mà ngày càng tăng nặng chế tài xử phạt.

Chẳng hạn, tại Pháp, Tòa án Tối cao Phắp siết chặt quy định quản lý và xử phạt lên mức: Tài xế không được phép sử dụng điện thoại kể cả khi đã dừng xe, tạt vào lề đường, trừ các trường hợp khẩn cấp. Để dùng điện thoại, họ buộc phải đỗ xe tại điểm đỗ quy định, tắt động cơ phương tiện. Mức phạt đối với hành vi vi phạm này là 166 USD (gần 4 triệu VND).

Rủi ro tai nạn chết người cao, mức phạt nặng đối với hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe cũng không khiến một số bộ phận tài xế e sợ. Một báo cáo mang tên “Tạp chí Quốc tế: Phân tích rủi ro” vừa công bố cho thấy, nhiều tài xế vẫn không coi hành vi vừa điều khiển phương tiện vừa nhắn tin là nguy hiểm. Trong một nghiên cứu khác do các chuyên gia đến từ Đại học Công nghệ Queensland Australia và Đại học Queensland cũng chỉ ra, người điều khiển phương tiện là nữ thường nhắn tin/gọi điện và có thái độ tiêu cực đối với an toàn. 

Tại Anh, theo luật mới được áp dụng tháng 3/2017, người bị bắt quả tang sử dụng thiết bị cầm tay trong khi lái xe để làm bất cứ việc gì dù là gọi điện, nhắn tin, quay video livestream… đều sẽ đối mặt mức phạt nặng. Người vi phạm lần đầu bị phạt 244 USD và trừ 6 điểm trên bằng lái, gấp đôi mức phạt với hành vi tương tự được áp dụng từ năm 2007. Với người điều khiển phương tiện chưa đến 2 năm thì mức phạt 6 điểm trên bằng lái đồng nghĩa tự động bị tước bằng lái.

Theo thống kê từ Bộ Giao thông Mỹ, tính đến năm 2017, hơn 30 nước trên khắp thế giới đang coi hành vi sử dụng thiết bị cầm tay khi lái xe là bất hợp pháp. Tại Oman, người vi phạm có thể bị phạt tới 10 ngày tù giam cùng mức phạt hành chính tối đa 780 USD.

Một số nước khác có mức phạt cao tương đương đối với người vi phạm ngay từ lần đầu tiên bao gồm: Bermuda (500 USD), Qatar (137 USD), Philippines (100 USD). Tại Philippines, người vi phạm quy định trên 4 lần có thể bị phạt tới 400 USD và tước bằng lái xe. Một số nước khác như: Bồ Đào Nha, nhiều bang ở Mỹ mở rộng lệnh cấm sử dụng điện thoại di động trong khi lái xe kể cả sử dụng kèm thiết bị bluetooth...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.