• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Nhật Bản quyết liệt đòi dẫn độ cựu CEO Nissan

05/06/2020, 08:30

Vụ đào thoát của cựu CEO Nissan - ông Carlos Ghosn càng trở nên phức tạp khi Nhật Bản gây sức ép lên Lebanon thông qua định chế tài chính IMF.

Carlos Ghosn gặp báo chí tại Lebanon sau cuộc đào thoát khỏi Nhật Bản tháng 12/2019

Nhật Bản sẽ phủ quyết yêu cầu cứu trợ 10 tỷ USD của Lebanon nếu những người ra quyết định ở quốc gia Trung Đông này không trục xuất Carlos Ghosn - cựu Giám đốc điều hành của Renault - Nissan, theo AutoBlog.

Kế hoạch đào tẩu khỏi Nhật Bản của Ghosn được dàn dựng với sự giúp đỡ của cựu đặc vụ Mỹ rất giống một bộ phim hành động, nhưng nó không tính đến những khó khăn tài chính hiện tại của Lebanon.

Lạm phát, thất nghiệp đang gia tăng, thực phẩm ngày càng trở nên đắt đỏ và nợ công của quốc gia này vào khoảng 90 tỷ đô la.

Các quan chức chính phủ Lebanon bắt đầu đàm phán các điều khoản của gói cứu trợ trị giá 10 tỷ USD với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vào tháng 5/2020, và Ghosn có thể bất ngờ khi thấy mình ở giữa cuộc đàm phán.

Chính phủ Nhật Bản đã tìm mọi cách để thuyết phục các quan chức Lebanon dẫn độ Ghosn trở lại Tokyo nhằm truy tố ông này về sai phạm tài chính, nhưng các yêu cầu của Nhật Bản đã bị bỏ qua.

Mặc dù hai quốc gia đã đồng ý thảo luận về các điều khoản của một hiệp ước dẫn độ vào đầu năm 2020 nhưng vẫn chưa có gì được ký kết và Lebanon nói không có nghĩa vụ pháp lý để trao trả Ghosn.

Nhật Bản gia nhập Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vào năm 1952 và trở thành một trong những nước đóng góp lớn, bởi vậy Lebanon buộc phải cân nhắc giữa Carlos Ghosn và 10 tỷ USD, điều gì quan trọng hơn?

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.