• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Những bộ phận dễ hỏng nhất trên ô tô mà tài xế cần phải biết

25/10/2018, 19:00

Sau một thời gian sử dụng, những bộ phận như: đèn, bộ lọc, cần gạt nước, phanh… sẽ dễ bị hư hỏng, hao mòn.

Hệ thống đèn xe là bộ phận dễ hỏng nhất

Có những bộ phận trên xe chúng ta có thể biết được tuổi thọ trung bình hoặc số lần sử dụng nhất định và chúng thường rất bền. Tuy nhiên có nhiều chi tiết trên xe cần phải hết sức chú ý vì rất dễ hỏng hóc do tác động môi trường hoặc cách sử dụng không đúng. 
Hệ thống đèn xe
Đây là bộ phận quan trọng và cũng rất nhạy cảm của xe. Tuy nhiên qua một thời gian sử dụng, thường hệ thống đèn xe sẽ gặp những trục trặc như phát sáng chập chờn hoặc tắt hẳn, cháy bóng… 
Nguyên nhân bắt nguồn từ địa hình di chuyển khó khăn, dằn xóc xe gây ra va chạm bên trong hệ thống đèn làm nguồn điện không ổn định, hiệu điện thế của ắc quy vượt quá giới hạn hiệu điện thế của bóng, hoặc dây điện bị chuột cắn nhá làm đứt.
Vì vậy khi chuyển vào những đoạn đường xóc, nhiều ổ voi ổ gà cần giảm tốc độ xe, rà phanh để hạn chế xe bị xóc, thường xuyên kiểm tra hệ thống dây điện, đèn xe ô tô. Trước khi khởi hành bắt đầu chuyến đi dài nên kiểm tra mang theo đèn ô tô dự phòng.
Các bộ lọc trên xe
Bộ lọc trên xe cần được làm sạch thường xuyên. Hệ thống lọc giúp cản bớt các bụi bẩn của không khí vào động cơ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành xe. Nếu bộ lọc không được kiểm tra, làm sạch định kỳ sẽ gây hao xăng, lâu dần làm động cơ hoạt động không ổn định. 
Theo các chuyên gia, nên bảo dưỡng hệ thống lọc trên xe 1-2 lần/năm hoặc sau khi xe đi được 20.000km.
Ống dẫn nhiên liệu
Là bộ phận thường xuyên bị gỉ sét, ăn mòn, nếu không bảo dưỡng thường xuyên sẽ có nguy cơ bị thủng, gây hao xăng và nguy cơ cháy nổ xe cao. Vì vậy đây là một trong những bộ phận quan trọng cần kiểm tra liên tục. Đặc biệt khi xe đang di chuyển và có mùi xăng bất thường, người sử dụng nên dừng xe ngay lập tức, kiểm tra và xử lý tình huống kịp thời, tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Phanh xe nếu không được kiểm tra kịp thời để tránh xảy ra tai nạn

Phanh xe
Hệ thống phanh giúp đảm bảo an toàn cho người sủ dụng, tuy nhiên đây cũng là bộ phận dễ bị mòn, hỏng hóc. Và chỉ cần một sự cố nhỏ sẽ có thể xảy ra nhiều tai nạn nghiêm trọng. 
Phanh xe sử dụng nhiều, không được bảo dưỡng thường xuyên sẽ bị mòn má phanh biến dạng, bị trơ, thiếu dầu phanh, đường ống dầu phanh rò rỉ…
Thường thì sau khi di chuyển được quãng đường là 15.000 km – 20.000 km thì chủ xe nên đưa xe đến các gara có uy tín để kiểm tra và thay phanh xe. Đặc biệt, trước các chuyến đi đường dài hay đường đèo dốc cần phải kiểm tra, bảo dưỡng kỹ lưỡng phanh xe.
Hệ thống cần gạt nước
Hệ thống này giúp đảm bảo cho người lái có thể nhìn rõ mọi thứ trong trời mưa bằng cách gạt sạch nước trên kính trước và kính sau. 
Cần gạt hay bị gỉ sét do tác động thời tiết, lưỡi gạt mưa bị lão hóa cao su trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Nếu không kiểm tra thường xuyên, bộ phận này rất nhanh xuống cấp, khiến tài xế gặp khó khăn khi lái xe vào trời mưa do cản trở tầm nhìn. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo nên thay cần gạt sau 12 – 18 tháng và kiểm tra thường xuyên để phát hiện những kịp thời những hỏng hóc.
Lớp sơn vỏ xe
Nếu không vệ sinh xe đúng kỹ thuật, chỉ sau một năm, có thể thấy được lớp vỏ sơn xe sẽ xuống cấp ngay cả khi không bị va chạm. 
Theo các chuyên gia, không nên dùng khăn để lau vỏ xe khi bị bám bụi, mà chỉ nên lau khô sau khi xe đã rửa với nước. Khi rửa xe, phải dùng súng phụt nước áp suất cao phụt kỹ chất bẩn bám trên vỏ xe trước khi rửa lại bằng hóa chất chuyên dùng. Các khu vực vỏ xe bẩn hơn (như nẹp hông, các chắn bùn, cản trước và sau…) cần được rửa riêng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.