• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Những bộ phận trên ô tô dễ bị hỏng khi gặp mưa lớn

11/06/2020, 15:00

Hệ thống lốp xe, đèn xe, kính chắn gió,... là những bộ phận cần kiểm tra định kỳ để chiếc xe có thể vận hành một cách an toàn hơn trong mưa lớn.

Cần gạt mưa cần phải được kiểm tra thường xuyên

Cần gạt mưa

Mùa hè thời tiết rất nóng bức nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc những cơn mưa rào có thể ập xuống bất cứ lúc nào và bộ phận phải hoạt động hết công suất chính là cần gạt nước. Do đó, việc thay cần gạt khi có dấu hiệu gạt nước không sạch hoặc trên kính lái có nhiều vệt nước đọng lại sau khi gạt là cần thiết. Thông thường, tuổi thọ của cao su gạt nước từ 6 tháng đến 1 năm. Ngoài ra, cũng nên kiểm tra bình chứa nước rửa kính nếu thường xuyên sử dụng cần gạt nước.

Lốp bị mòn sẽ làm cho xe rất dễ bị mất lái

Lốp xe

Đi xe vào trời mưa đồng nghĩa với việc đường sẽ rất trơn, trượt. Người sử dụng ô tô lên kiểm tra hệ thống lốp thường xuyên, nếu những chiếc lốp đã bị mòn thì khả năng bị trơn, mất lái khi đi trong trời mưa sẽ rất cao.

Tầm nhìn khi lái xe vào trời mưa sẽ bị hạn chế hơn

Hệ thống đèn

Đèn pha, đèn sương mù, đèn ban ngày, đèn báo rẽ, đèn phanh, đèn báo lùi. Hệ thống đèn này cần phải được bật liên tục để những phương tiện đi gần biết, chủ động tránh, nhất là khi mưa lớn, tầm nhìn bị hạn chế.

Biểu tượng trên nắp bình nước rửa kính, dưới nắp ca-pô rất dễ nhận biết

Nước rửa kính

Đi kèm với cần gạt mưa là nước rửa kính. Trong quá trình di chuyển trong mưa lớn khó tránh khỏi việc kính lái bị bắn nước bẩn vào, điều này khiến tầm nhìn của lái xe bị hạn chế, rất nguy hiểm.

Nước rửa kính giúp làm sạch bề mặt kính lái, đảm bảo tầm quan sát cho tài xế. Trong thực tế, không ít trường hợp lái xe nhấn công tắc nhưng nước rửa kính không phun, do bình chứa dung dịch này đã cạn. Một số xe sẽ có đèn báo trên bảng đồng hồ trung tâm khi nước rửa kính không đủ mức quy định để người lái nhận biết.

Trong quá trình sử dụng, nên chú ý kiểm tra, bổ sung dung dịch nước rửa kính để đảm bảo kính lái luôn được làm sạch khi cần thiết. Nhiều người dùng ô tô thường sử dụng nước lã pha với một ít nước rửa chén để tiết kiệm. Tuy nhiên, nhà sản xuất khuyến cáo nên dùng nước rửa kính chuyên dụng sẽ giúp lau sạch bề mặt kính đồng thời không ảnh hưởng đến tuổi thọ của chổi gạt.

Cần kiểm tra thường xuyên các mép cảnh cửa

Các van cao su tại mép kính cửa

Nếu những van cao su tại kính cửa gặp trục trặc, khi xe gặp trời mưa rất dễ xảy ra hiện tượng nước tràn vào bên trong xe.

Nên thay dầu phanh sau 40.000 km

Dầu phanh

Tương tự như các dung dịch khác trên ô tô, theo thời gian sử dụng dầu phanh sẽ bị hao mòn, chứa cặn bẩn trong quá trình truyền lực hay bị nhiễm nước… dẫn đến làm giảm hiệu quả, độ chính xác khi người lái đạp phanh, ảnh hưởng đến sự an toàn, nhất là trong trời mưa, đường trơn. Vì vậy, tài xế cần thường xuyên kiểm tra dầu phanh. Dung dịch này thường có một bình chứa riêng và chia theo các mức “Min”, “Max” để nhận biết mức dầu còn lại trong bình.

Ngoài ra, dầu phanh thường có màu trong suốt, sau một thời gian sử dụng cặn bẩn sẽ khiến dung dịch dầu chuyển sang màu vàng nhạt hay xanh rêu. Thông thường theo khuyến cáo của các hãng ô tô, nên thay mới dầu phanh sau 40.000 km hoặc từ 2 - 3 năm sử dụng xe.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.