• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Những cách hiểu sai lầm về túi khí mà nhiều tài xế Việt đang mắc phải

23/08/2019, 14:30

Nhiều tài xế Việt hiện nay vẫn có những suy nghĩ sai lầm về túi khí khiến cho tính mạng của chính họ và những người ngồi trên xe bị đe dọa.

Túi khí là bộ phận nằm trong hệ thống an toàn thụ động của xe, tức giảm thiểu rủi ro cho người trên xe khi xảy ra tai nạn. Bên cạnh túi khí còn có cấu trúc hấp thụ lực của thân xe, dây đai an toàn và bộ căng đai khẩn cấp.

Để tăng tối đa khả năng bảo vệ người ngồi, túi khí thường hoạt động độc lập với những bộ phận còn lại nhưng cũng có khi hoạt động phụ thuộc, tùy theo thiết kế của mỗi hãng xe.

Thông thường, người sử dụng chỉ hiểu rõ về túi khí trên mẫu xe của mình, nhưng lại sử dụng kiến thức này áp dụng chung khi nói về xe của hãng khác. Do đó, đã không ít những tranh cãi, thậm chí là ngộ nhận sai lầm về túi khí trong cộng đồng tài xế.

Cứ đâm xe là túi khí bung?

Nhiều tài xế vẫn nghĩ rằng xe cứ bị đâm là túi khí bung. Nhưng đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm bởi có những trường hợp xe bị va chạm dẫn tới nát đầu trước, nhưng túi khí vẫn không bung, bởi lẽ lúc này những tính toán điện tử của xe cho thấy, chỉ cần dây đai an toàn là đủ bảo vệ người trên xe, mà không cần thiết đến túi khí.

Theo thứ tự phản ứng, khi xe đâm vào vật thể khác, hệ thống khung gầm, thân xe sẽ hấp thụ một phần lực (có thể làm biến dạng), giảm lực tác dụng vào cabin. Sau đó, dây đai an toàn giữ hành khách không lao về phía trước do quán tính. Quá trình phản ứng an toàn sẽ dừng lại tại đây, nếu vụ va chạm không đủ nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người trong xe.

Phải thắt dây an toàn thì khi va chạm, túi khí mới bung

Đây là một trong những quan niệm sai lầm tiếp theo của nhiều người sử dụng xe hơi. Dù tài xế có thắt dây đai an toàn hay không thì khi va chạm xảy ra, túi khí (đạt tiêu chuẩn) vẫn bung. Cảm biến ở túi khí sẽ căn cứ vào những ghi nhận về tốc độ và mức va chạm đột ngột để đưa ra quyết định kích hoạt túi khí nổ.

Để kiểm tra tình trạng hoạt động của túi khí, có thể quan sát đèn túi khí trên bảng tablo. Các xe được trang bị cảm biến túi khí có chức năng giám sát hệ thống túi khí trong xe di chuyển. Trong trường hợp thấy đèn túi khí không hoạt động chút nào hoặc đèn túi khí vẫn liên tục sáng sau khi xe khởi động thì cần nhanh chóng đưa xe đến các trạm sửa chữa, bảo dưỡng uy tín để kiểm tra.

Không cần thắt đai an toàn khi đã có túi khí trên xe

Túi khí có vai trò riêng của túi khí và đai an toàn có vai trò riêng của nó. Hai bộ phận này không thể thay thế cho nhau được. Đai an toàn giữ cho người ngồi trên xe luôn ở đúng vị trí, tư thế. Các chuyên gia thiết kế căn cứ vào vị trí ngồi đúng đó để định vị khi túi khí bung sẽ che chắn được cho người ngồi (đúng vị trí) tránh được những thương tổn không đáng có. Nếu không thắt dây đai an toàn, khi va chạm xảy ra, vị trí ngồi của tài xế đã lệch chuẩn, túi khí bung ra cũng không đỡ được những va chạm cho lái xe.

Đâm trực diện đầu xe là túi khí trước sẽ nổ

Có nhiều vụ va chạm trực diện nhưng túi khí vẫn không nổ và người dùng thường cho rằng chiếc xe đó không đảm bảo an toàn. Tuy vậy, thực tế cho thấy, không phải bất kỳ trường hợp va chạm trực diện nào thì túi khí trước cũng nổ.

Thông thường, nếu cảm biến của xe nhận thấy gia tốc dừng của xe đủ lớn (2G trở lên) thì túi khí sẽ bung. Trong khi đó, nếu gia tốc của xe nhỏ hơn 2G thì tức là xe dừng lại không quá đột ngột và túi khí sẽ không bung. Lúc này, dây đai an toàn cũng đủ bảo vệ người ngồi trong xe. Chính vì vậy, có trường hợp một xe đang chạy ở tốc độ 70 km/h, đâm vào xe chạy phía trước với tốc độ khoảng 50 km/h, đầu xe hỏng nặng nhưng túi khí vẫn không bung.

Ô tô nào cũng được trang bị túi khí

Mặc dù túi khí là một trong những trang bị rất phổ biến trên những xe ô tô hiện nay nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các xe ô tô đều có túi khí. Ở rất nhiều nước, túi khí là trang bị bắt buộc phải có trên xe ô tô khi tham gia giao thông nhưng ở một số nước trong đó có Việt Nam không hề có quy định này. Chính vì vậy, theo những người có kinh nghiệm mua, bán xe ô tô, khi có ý định mua xe, hãy kiểm tra và chắc chắn rằng chiếc xe mình quan tâm có trang bị túi khí. Điều này giúp đảm bảo an toàn hơn cho bạn và người thân khi tham gia giao thông.

Khi nổ, túi khí có khói bụi là túi khí lỗi và độc hại

Khi túi khí nổ, sẽ nghe thấy tiếng nổ lớn và khói bụi trong cabin xe. Đây là điều hết sức bình thường. Khói bụi phát ra khi túi khí nổ là hỗn hợp của bụi mịn và khí nitơ vô hại được dùng để làm túi khí bung nhanh hơn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.