• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa xe

Những "chiến mã" hầm hố trong hai cuộc chiến tranh thế giới

09/03/2016, 11:06

Nhiều chiếc xe đến nay không còn xuất hiện, nhưng chúng từng là những "ngôi sao" sáng trong hai cuộc chiến tranh thế giới.

hinh-5-1457105337250-54-0-360-600-crop-14571053801
Những chiến mã được sử dụng trong hai cuộc chiến tranh thế giới

Trong hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, các trang thiết bị vũ khĩ, các phương tiện cơ giới được đầu tư mạnh mẽ. Ví dụ trong vũ khí đó là súng, bom, mìn, vũ khí sinh học, còn trong cơ giới, các nước chủ yếu đầu tư các thiết bị cho đường bộ, như xe tăng, xe máy.

Sự phát triển của công nghệ đã làm các nước thay đổi phương thức tác chiến, tham vọng về cơ động linh hoạt trên mọi địa hình đã tạo tiền đề cho sự bùng nổ các phương tiện cơ giới.

8-1434680748408
Chiếc xe lần đầu tiên xuất hiện trong quân đội là một chiếc Harley-Davidson do trung úy Roy Holtz (Mỹ) điều khiển

Mô tô lần đầu xuất hiện trong quân đội vào thế chiến thứ nhất năm 1918. Hai thương hiệu xe đầu tiên được quân đội sử dụng phổ biến là Indian và Harley-Davidson, hai nhà sản xuất mô tô của Mỹ. Mặc dù xe Indian được sử dụng phổ biến hơn trong lực lượng quân đội Mỹ nhưng Harley-Davidson mới là thương hiệu để lại dấu ấn khi đưa người lính Mỹ đầu tiên vào lãnh thổ Đức. Sau khi hiệp ước đình chiến được ký kết, trung úy Roy Holtz trở thành người lính Mỹ đầu tiên tiến vào nước Đức trên một chiếc Harley-Davidson.

550x363x11870691_1475927086061641_4276926865157062 Những chiếc M72 của Liên xô trong chiến tranh thế giới thứ 2 

Còn ở Liên Xô, vào khoảng những năm 1930, trước yêu cầu về tăng khả năng cơ động trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, Liên Xô có chủ trương thành lập đội quân mô tô hạng nặng chuyên dụng. Tuy vậy, khó khăn đầu tiên cần phải giải quyết đó là nền công nghiệp Liên Xô lúc này không thực sự mạnh để có thể sản xuất được những chiếc mô tô đảm bảo yêu cầu của chiến trường. Giải quyết vấn đề cấp bách này, Liên Xô đã thông qua Thụy Điển để mua 5 chiếc xe BMW từ Đức để làm mẫu. 

Với một người lái và hai người đi cùng, M-72 có trọng tải hơn 1,5 tấn đã ra đời vào năm 1941. M72 đạt tốc độ tối đa đến 85 km/h và trang bị súng cối cá nhân có thể chuyên chở đại bác hạng nhẹ, làm nhiệm vụ trinh sát, liên lạc, cung cấp vật tư kỹ thuật để sửa chữa.

3-1434680748299
Norton WD16H được quân đội Anh sử dụng

Tiếp đến là Anh, vào cuối những năm 1930, đã có đến hàng chục nghìn chiếc Norton WD16H được tung ra nhằm phục vụ quân đội trong chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là một trong những phương tiện chính của quân đội Anh bên cạnh Royal Enfield Flying Flea, James ML và BSA M20.

20120603113045_1
 BMW K71 của Đức

Còn ở Đức vào những năm 1939, với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, những dòng xe mô tô mang nhãn hiệu BMW, DKW, Zundapp với khả năng vượt địa hình và hoạt động mạnh mẽ đã xuất hiện trong quân đội. Điển hình là những chiếc BMW K71 và sau đó là K75 làm phương tiện di chuyển chính.

Cả hai mẫu xe trên đều được đánh giá rất cao dù là phiên bản 2 bánh hay sidecar 3 bánh. Ngoài K71 và K75 thì quân đội Đức còn sử dụng Zundapp KS750, mẫu xe này sử dụng đến 70% linh kiện của BMW K75.

7-1434680748366
Chiếc xe của lính nhảy dù Welbike

Đó là trên bộ, còn với lính nhảy dù, những chiếc xe luôn gắn liên với với các hành động là phải nhỏ gọn, điển hình đó là Cushman Model 53, Welbike.

Điểm nổi bật nhất là thiết kế đặc biệt gọn nhẹ, trang bị hết sức đơn giản để thuận tiện cho việc nhảy dù. Mặc dù vậy, tuy không thành công nhưng chiếc Welbike nổi tiếng vì được thiết kế đặc biệt cho chiến dịch thay vì là sản phẩm cải tiến từ một chiếc xe khác. Chiếc Welbike sau đó được thay đổi trở thành xe ga có tên Corgi.

Sau kết thúc hai cuộc chiến tranh, nhưng chiếc xe mô tô quân sự lần lượt ra đời ở nhiều quốc gia khác nhau. Huyền thoại Harley WLA không chỉ "phục vụ" trong chiến tranh thế giới thứ hai mà còn tiếp tục lăn bánh trên chiến trường chiến tranh Triều Tiên. Để phù hợp với chiến trường mới, những chiếc xe cũng được trang bị khủng hơn. Ví dụ như những chiếc xe U-rai “Gear-Up” của Nga có thể được trang bị súng cối, tên lửa chống tăng và trở thành những cỗ máy mang dáng vẻ hầm hố hơn nhưng thiết kế trước nhiều.

chien-binh-mo-to-va-nhung-vong-quay-tu-than
 Vespa 150 TAP

Những chiếc Vespa 150 TAP là mẫu xe quân sự xuất hiện vào những năm 1950. Xe được trang bị pháo chống xe tăng dọc thân xe. Tuy nhiên loại pháo này không được bắn trực tiếp từ xe mà phải dỡ xuống và gác lên giá đỡ. Xe được thiết kế để có thể đổ bộ vào vùng chiến bằng dù.

Với sự thay đổi hình thái tác chiến thời hiện đại, khi vũ khí có tính chính xác và thông minh hơn, tác chiến theo phương thức phi tiếp xúc thì tính cơ động không còn là yếu tố ưu tiên. Do đó, những đội quân mô tô dần dần đánh mất vai trò của mình.

c
Cagiva T4E của quân đội Pháp

Cagiva T4E được quân đội Pháp sử dụng từ những năm 1980, phổ biến nhất là trong Chiến tranh vùng Vịnh và một số phim điện ảnh như điệp viên 007. Cagiva T4E mà quân đội Pháp sử dụng hầu hết được trang bị động cơ xy-lanh đơn,4 kỳ, dung tích 343 cc, làm mát bằng không khí và có công suất 27 mã lực. Trang bị này giúp chiếc xe nặng 146kg có thể đạt vận tốc tối đa 145 km/h.

Nguồn ảnh: Milweb

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.