• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa xe

Những công nghệ giúp xe đua công thức 1 an toàn nhất thế giới

16/01/2020, 07:30

Tất cả những công nghệ tối tân dưới đây đã biến một chiếc xe có vận tốc trung bình lên tới 250-300km/h nhưng vẫn vận hành an toàn.

Mũ bảo hiểm chịu mọi va đập

Được chế tạo từ 17 lớp vật liệu, từ lớp vành làm bằng magie, đai làm từ titan siêu nhẹ đến màng lọc sợi cacbon, tất cả đều phải thiết kế một cách hoàn hảo để đảm bảo tối đa sự an toàn cho các tay đua. Không chỉ chứa nhiều lớp vật liệu, những chiếc mũ bảo hiểm còn phải được thiết kế làm sao để giảm thiếu tối đa khối lượng của nó, qua đó tạo cảm giác tốt nhất trong quá trình thi đấu. Theo tính toán, những chiếc mũ bảo hiểm được sử dụng trong môn đua xe F1 ngày nay có khối lượng khoảng 1,25 kg.

Bên cạnh khả năng chịu va đập và chịu nhiệt hoàn hảo, những chiếc mũ bảo hiểm còn được trang bị hệ thống thông gió và cấp khí được thiết kế hết sức khoa học. Bề mặt kính chắn gió chỉ dày 3mm để đảm bảo nhãn lực cho các tay đua, nhưng vẫn phải đạt đến độ chắc chắn tuyệt đối. Ngoài ra, mỗi chiếc mũ còn được trang bị hệ thống cách âm tuyệt đối cùng một màn hình nhỏ để các tay đua nắm được chặng đua và quãng đường của mình.

Quần áo bảo hộ

Sau rất nhiều cải tiến và thử nghiệm mới, bộ áo liền quần của các tay đua F1 ngày nay có thể chịu nhiệt độ lên tới hơn 1000 độ C, tức là lớn hơn cả nhiệt độ cao nhất mà các đám cháy gây ra. Sau mỗi đám cháy, bộ áo bảo hộ này là thứ đầu tiên cứu sống các tay đua. Theo tính toán, khi mặc quần áo bảo hộ, họ có ít nhất 11 giây để nhanh chóng thoát ra khỏi đám cháy mà không chịu bất cứ ảnh hưởng nào bởi nhiệt độ bên ngoài.

Dây an toàn với công nghệ HANS

Bên cạnh bộ quần áo bảo hộ, một thiết bị an toàn khác mà các tay đua bắt buộc phải sử dụng là HANS. Nó chính thức được đưa vào sử dụng từ năm 2003. Về cơ bản, Hans là một miếng tựa vai được làm từ vật liệu cacbon. Miếng tựa cacbon này được nối liền với mũ bảo hiểm để khi nếu có xảy ra tai nạn, HANS sẽ làm giảm đi phần lớn chấn thương cho cổ bằng cách hạn chế tối đa chuyển động mạnh xảy ra với đầu các tay đua khi có va chạm lớn. Theo tính toán, HANS làm giảm 46% khoảng cách di chuyển của cổ và giảm 86% lực tác động vào đốt sống. Có thể nói, đây là một thiết kế ngoạn mục đối với các tay đua nói riêng và môn thể thao đua xe F1 nói chung.

Khung đen chắn trước mặt tay đua Halo

Giải pháp tối ưu bảo vệ buồng lái luôn được FIA ưu tiên vì sự an toàn của các tay đua. Rất nhiều thử nghiệm, sáng kiến và tiền bạc đã được đưa ra để thử nghiệm. Cuối cùng, Halo được coi là sự lựa chọn tốt nhất và được chính thức đưa vào áp dụng từ năm 2018 dù ban đầu nhận không ít chỉ trích từ người hâm mộ và cả các tay đua.

Đây là một thiết bị làm bằng titanium, nặng 7kg với 3 trục chính, trục trước đặt ở chính giữa phần thân xe phía trước buồng lái, và 2 trục bên đi về phía sau, đi qua hẳn vị trí ngồi của tay đua. Nó chịu được lực tác động lên đến 12 tấn trọng lượng trong vòng 5 giây, nhằm bảo vệ tuyệt đối cho phần đầu của các tay đua.

Ngay lập tức halo đã cho thấy FIA có lý. Siêu thiết bị này đã cứu tay lái Nico Hulkenberg khi xe của anh bay lên sau một va chạm và đập vào halo trên xe của tân binh Charles Leclerc. Đây là lần đầu tiên halo phát huy được tác dụng khiến mọi hoài nghi đều tan biến và bản thân các tay đua cũng thừa nhận giá trị của thiết bị này.

Buồng lái chịu lực tương đương 250 tấn

Sự an toàn của tay đua khi chạy chiếc xe F1 liên quan tới khung sườn của chiếc xe. Nếu như buồng lái là bộ não thì khung sườn là trái tim. Mỗi chiếc xe phải trải qua 3 loạt bài test của FIA: 5 bài về va chạm (crash test), 13 bài về sự chịu đựng của cấu trúc xe (static load test) và độ an toàn khi chiếc xe chịu tác động từ 3 hướng (rollover test).

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.