• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Những điều cần tránh khi dùng xe số tự động

07/05/2016, 07:14

Những kinh nghiệm dưới đây có thể giúp bạn tiết kiệm chi phí bảo dưỡng khi dùng xe số tự động.

xegiaothong_loi_hay_gap_tren_xe_hop_so_tu_dong (3)
Sử dụng xe số tự động cần lưu ý những gì? - Ảnh minh họa

Xe số tự động ngày càng phổ biến nhờ những ưu điểm như dễ lái, thuận tiện và giá thành hợp lý, đặc biệt trong phân khúc xe tầm trung. Tuy nhiên, chi phí bảo dưỡng và sửa chữa của xe số tự động vẫn đắt và phức tạp hơn xe số sàn. Những kinh nghiệm sau đây có thể giúp người dùng tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng cùng như tránh những hỏng hóc không đáng có.

Không nên chuyển chế độ P, N, R, D… khi xe đang chuyển động

Hộp số sử dụng các bánh răng để lợi dụng hiệu quả mô-men của động cơ và giúp động cơ cung cấp cho bánh xe vùng tốc độ phù hợp nhất tùy theo các chế độ tải trọng và theo ý muốn của người điều khiển. Về nguyên tắc, khi vòng tua động cơ của xe số tự động ở mức cao hơn vòng tua tiêu chuẩn ở chế độ cầm chừng (thông thường vòng tua ở mức 700-900 vòng/phút) thì người lái không được chuyển số và chỉ có thể chuyển số qua lại khi xe đã dừng hẳn. Riêng các dòng xe cao cấp có chế độ M và +/- thì việc chuyển số giữa 2 chế độ D và M hoàn toàn có thể.

xegiaothong_loi_hay_gap_tren_xe_hop_so_tu_dong (2)
 

Việc sử dụng sai cách có thể làm hỏng hộp số rất nhanh, chưa kể xe có thể bị giật mạnh hoặc mất lái. Về số N khi xe đang chạy sẽ vô hiệu hóa các hệ thống an toàn, ví dụ như hệ thống cân bằng điện tử ESP. Trong mọi trường hợp chuyển sang các chế độ khác nhau (D, N, R, P hay L, 2 , 3), tài xế cần đạp phanh để đảm bảo an toàn.

Tuyệt đối không để xe ở chế độ N khi xuống dốc

Khi xe đang xuống dốc, nhiều người cho rằng xe đã sẵn đà xuống dốc nên việc về N (Neutral) kết hợp với nhấp phanh chân sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu (động cơ không tốn sức kéo mà lợi dụng dốc để chạy). Tuy nhiên, xe càng to, trọng lượng càng lớn, tốc độ của xe khi đạp ga càng lớn, quán tính của xe cũng tăng theo.

Nếu để xe ở vị trí N, khi xuống dốc, bánh xe nhờ quán tính còn lao nhanh hơn khi có động cơ làm chủ khiến bạn phải đạp phanh sâu hơn để kiểm soát tốc độ, phanh sẽ chóng mòn và hư. Cách sử dụng này không đúng về kỹ thuật, rất nguy hiểm và cũng không tiết kiệm là bao.

Không chuyển cần số sang vị trí P khi xe chưa dừng hẳn

xegiaothong_loi_hay_gap_tren_xe_hop_so_tu_dong (1)
 

Nếu chuyển về chế độ P khi xe đang di chuyển có thể làm xe dừng đột ngột, làm tổn hại đến khóa phanh đỗ. Chính vì vậy, khi đỗ xe bạn cần kết hợp cả hệ thống phanh, xe dừng hẳn thì mới chuyển cần số sang vị trí P.

Không nên đạp hết ga khi cần tăng tốc

Khi cần tăng tốc, bạn chỉ cần đạp ¾ chân ga là đủ. Người lái nên tránh rồ ga thốc động cơ bởi việc tăng tốc đột ngột hay phanh gấp sẽ tạo ra lực ma sát lớn khiến độ mòn tăng lên, tạo khe hở và các cơ cấu không còn ăn khớp với nhau.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.