• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Những điều chưa biết về phanh tay điện tử trên ô tô

05/10/2019, 14:30

Phanh tay điện tử đang dần phổ biến trên những dòng xe cao cấp hay bình dân, tuy nhiên nhiều tài xế vẫn chưa hiểu hết chức năng của nó.

Nút P ký hiệu phanh tay điện tử

Ngày nay, phanh tay điện tử đang dần phổ biến trên những dòng xe cao cấp hay bình dân, tuy nhiên nhiều tài xế vẫn chưa hiểu hết chức năng của nó.

Phanh tay điện tử bắt đầu hoạt động khi người lái chuyển cần số về vị trí P, lúc này hệ thống sẽ tự động hãm phanh thay vì phải kéo phanh tay như thông thường. Tính năng này sẽ hạn chế những rủi ro từ việc quên kéo phanh tay của tài xế.

Đồng thời, công dụng của phanh tay điện tử cũng hoạt động tương tự như phanh cơ thông thường. Chỉ khác ở cơ cấu điều khiển, một bên sử dụng cơ khí và một bên được điều khiển hoàn toàn bởi hệ thống điện nhằm đảm bảo tài xế quên kéo hoặc quên nhả phanh tay.

Theo nguyên lý hoạt động, phanh tay điện tử sử dụng mô tơ điện để hãm và nhả phanh thông qua một lẫy ký hiệu hình chữ P được bố trí ở vị trí cần số.

Trong trường hợp cần số đang ở vị trí khác, nếu muốn sử dụng phanh tay thì người lái cần phải đạp phanh chân, sau đó ấn nút P để hệ thống phanh tay bắt đầu hoạt động.

Khi muốn nhả phanh tay điện tử, lái xe cần phải đạp chân phanh, sau đó nhấn lẫy điều khiển ký hiệu P. Lập tức, đèn cảnh báo phanh tay sẽ tắt báo hiệu phanh tay đã được nhả. Thao tác này giúp người lái tránh khỏi việc xe bị tuột dốc, do nhả phanh tay nhưng quên đạp phanh chân.

Trong trường hợp người lái vào số D di chuyển xe mà quên mở khóa phanh tay, hệ thống điều khiển sẽ tự tắt chế độ khóa phanh tay để tránh tình trạng bó phanh, cháy phanh cũng như bảo hệ hệ thống truyền động.

Thực tế cho thấy, phanh tay điện tử tốt hơn rất nhiều so với phanh cơ truyền thống. Chỉ với một thao tác nhấn nút, tài xế đã có thể kích hoạt hai mô tơ nhỏ giữ phanh sau.

Điều này giúp làm giảm thao tác vận hành, tăng độ thẩm mỹ trên xe ô tô. Bên cạnh đó, phanh điện tử còn có tính năng tự động ngừng kích hoạt khi xe chạy, kèm khả năng giữ phanh tự động (Brake Hold) khi dừng ngang dốc.

Theo một số chuyên gia, để kéo dài tuổi thọ xe, không nên cho xe di chuyển trong tình trạng đèn cảnh báo phanh vẫn đang sáng, tất nhiên khi bạn di chuyển hệ thống sẽ tự động mở khóa.

Theo Laodong.vn

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.