• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa xe

Những điều không tưởng về giải đua F1 thế giới

01/05/2020, 08:00

Môn thể thao đua xe F1 luôn chứa đựng những kỷ lục và câu chuyện đặc biệt không thể tìm thấy ở những môn thể thao khác.

F1 luôn được xem là môn thể thao thượng lưu

Giải đua F1 tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã tạm hoãn nhưng cũng không ngăn được sự quan tâm của người yêu thích môn thể thao tốc độ số 1 thế giới. Lý do bởi ở môn thể thao thượng lưu này luôn chứa đựng những kỷ lục và những câu chuyện đặc biệt không thể tìm thấy ở những môn khác.

Choáng với mức lương của các tay đua F1

F1 luôn được xem là môn thể thao thượng lưu và những tay đua cũng được hưởng mức lương cao ngất ngưởng. Cho tới nay, Lewis Hamilton của đội đua Mercedes là tay đua được trả lương cao nhất. Năm 2019, anh này nhận được 73,9 triệu USD.

Sebastian Vettel là tay đua người Đức đang đầu quân cho đội Scuderia Ferrari đã vô địch thế giới trong bốn năm liên tiếp từ mùa giải 2010 - 2013 và cũng là tay đua trẻ tuổi nhất từng giành chức vô địch F1. Hiện, anh đang có mức lương 56,3 triệu USD.

Ricciardo ký hợp đồng hai năm với Renault từ tháng 8/2018 sau khi thắng giải Azerbaijan Grand Prix 2017 và Trung Quốc - Monaco Grands Prix 2018. Mức lương của tay đua này hiện ở mức 49 triệu USD.

Giật mình với mức bảo hiểm của các tay đua

Tay đua Romain Grosjean của đội đua Haas F1 Team hiện có mức bảo hiểm cao nhất lên tới 36 triệu USD

Mức thu nhập khủng nhưng rủi ro cũng rất cao nên các tay đua F1 cũng phải tự bỏ số tiền không nhỏ để mua bảo hiểm tai nạn cho mình.

Giống như cách tính phí bảo hiểm ô tô theo thông lệ thế giới, các yếu tố như tuổi đời lái xe, kinh nghiệm lái xe, nghề nghiệp, loại phương tiện và hồ sơ rủi ro của người lái xe được xem xét. Tuy nhiên, với tay đua F1, cách tính phức tạp hơn một chút do bản chất của đua xe Công thức 1 là độ rủi ro rất cao. Cũng nên nhớ rằng các tay đua F1 sẽ phải tự chi trả phí bảo hiểm tai nạn cho chính mình.

Theo thống kê năm 2018 công bố bởi hãng tư vấn bảo hiểm Direct Asia, mức bảo hiểm cho một số tay đua được liệt kê như sau: Fernando Alonso (đội đua McLaren) 6 triệu USD, Sebastian Vettel (đội Ferrari) 6 triệu USD, Lewis Hamilton (đội Mercedes) 6 triệu USD, Kimi Raikkonen (đội Ferrari) 18 triệu USD, Daniel Ricciardo (đội Aston Martin - Red Bull Racing) 18 triệu USD, Max Verstappen (đội Aston Martin - Red Bull Racing) 30 triệu USD và Romain Grosjean (đội Haas) lên tới 36 triệu USD.

Có thể thấy, mức bảo hiểm cao nhất thuộc về tay đua F1 người Pháp gốc Thụy Sỹ Romain Grosjean. Mức bảo hiểm cao không có gì lạ khi một số tay đua F1 được coi là có cá tính, ưa mạo hiểm, luôn lái xe với tốc độ rất cao và liều lĩnh vượt. Mức thống kê điểm trừ do dính lỗi khi đua có thể phản ánh vào giá trị bảo hiểm. Đương nhiên, mức chi trả bảo hiểm cao thì phí bảo hiểm sẽ không thể thấp.

Kỷ lục thay lốp

Pitstop của đội Red Bull thực hiện kỷ lục thay lốp và hỗ trợ kỹ thuật chỉ trong “chớp mắt” mùa giải 2019

1,82 giây hiện đang là kỷ lục thay lốp xe F1 được đội đua Red Bull thiết lập tại chặng đua Brazilian Grand Prix 2019, diễn ra tại Brazil năm ngoái. Trong cả mùa giải đó, thời gian thay lốp trung bình của các đội đua khác là 2,4 giây.

Trên đường đua F1, đôi khi sự thành công và thất bại được quyết định ở 1 pitstop (điểm dừng kỹ thuật). Đây không chỉ là cuộc chiến của các tay đua, đằng sau đó còn là 20 nhân viên kỹ thuật ở pitstop (gọi tắt là “pit crew”) phối hợp nhịp nhàng với mục tiêu thay bộ lốp xe nhanh nhất có thể.

Rất nhiều hoạt động được diễn ra trong vài giây ngắn ngủi đó. Chiếc xe đi vào pitstop và dừng hẳn. Kích nâng lốp trước và sau được sử dụng. Súng nới lỏng đai ốc được hoạt động. Những chiếc lốp cũ mòn được thay mới. Kích nâng lốp được hạ xuống và tay đua lại tiếp tục thi đấu. Từng công đoạn trên được thực hiện lần lượt, bước này hoàn thành xong thì bước khác mới được thực hiện. Do vậy, không có chỗ cho những sai lầm trong khoảng thời gian này.

Trong môn thể thao mà thắng thua chỉ tính bằng một phần nghìn giây, hỗ trợ kỹ thuật chính là chìa khóa mang lại thành công cho cả đội đua. Thêm hoặc bớt 1 giây tại khu kỹ thuật có thể quyết định vị trí dẫn đầu hoặc thứ 2 trên đường đua.

Có một giải đua F1 không bị hoãn do dịch Covid-19

rong bối cảnh hàng loạt chặng đua F1 trên thế giới bị hủy hoặc hoãn do dịch bệnh Covid-19, có một giải đua F1 vẫn diễn ra vào khoảng thời gian tương đồng với các chặng đua bị hủy. Đó là giải đua F1 trên máy tính mang tên gọi F1 Esports Virtual Grand Prix, đơn vị tổ chức là công ty thể thao điện tử trực thuộc Tập đoàn Formula One.

Giải đua này vừa khởi động vào lúc 8h (giờ GMT) ngày 22/3/2020 - đúng thời điểm chặng F1 Bahrain đáng lẽ ra đã khởi tranh. Tham dự giải đua ảo này sẽ là các tay đua chuyên nghiệp từ các đội đua F1 chính thức cùng một số ngôi sao và cả các game thủ chuyên nghiệp tới từ giải F1 Esports Series, giải F1 thể thao điện tử đã thành lập từ 2017.

Đây cũng là màn so tài khá thú vị giữa một bên là các tay đua với kinh nghiệm thực tiễn bậc nhất thế giới cùng một bên là các game thủ chuyên đua xe F1 qua màn hình máy tính trong suốt 3 năm qua. Toàn bộ diễn tiến cuộc đua sẽ được livestream trên trang chủ F1 và qua các kênh Facebook, YouTube của giải. Mỗi chặng đua kéo dài tới 1 tiếng rưỡi với độ gay cấn không kém phiên bản đời thực.

Ban tổ chức cũng cho biết, giải đua ảo sẽ kéo dài đến hết năm (nếu mùa giải bị hủy bỏ) hoặc chấm dứt khi họ tìm ra được thời gian biểu hợp lý để tổ chức trở lại.

Các tay đua tự giảm 5 - 10% lương do Covid-19

Giải đua F1 cũng như bản thân từng đội đua đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2020 và đối mặt với viễn cảnh gần như không có thu nhập nếu mùa giải bị hủy bỏ hoàn toàn.

Trong kết quả tài chính năm ngoái, toàn bộ giải F1 có tổng chi phí là 306 triệu bảng Anh, trong đó 118 triệu bảng được liệt kê là “chi phí bán hàng, chi phí chung và hành chính”. Lợi nhuận gộp của mùa giải năm 2019 không được công bố, nhưng 10 đội đua được chia sẻ 86,3 triệu bảng lợi nhuận từ 22 chặng đua toàn cầu, theo tờ AutoSport.

Việc 9 chặng đua (trong tổng số 22 chặng đua) năm nay bị hoãn hoặc hủy do dịch Covid-19, chắc chắn thu nhập của các đội đua cũng như doanh thu của giải bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này khiến Tập đoàn F1 tuyên bố cắt giảm 20% lương của hàng nghìn lao động, riêng với Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Chase Carey có thể phải tự nguyện giảm thêm.

Trong bối cảnh đó, thu nhập hàng năm của các tay đua hàng đầu như Lewis Hamilton (đội đua Mercedes) với thu nhập 40 triệu bảng/năm (tương đương 1.168 tỷ đồng) và Sebastian Vettel (đội đua Ferrari) khoảng 35 triệu bảng/năm (tương đương 1.022 tỷ đồng) trở thành gánh nặng đè lên vai các đội đua.

Được biết, các tay đua hàng đầu này động viên nhau tự nguyện cắt giảm 5% thu nhập mỗi người. 5% thu nhập của Hamilton và Vettel sẽ tiết kiệm cho Mercedes và Ferrari số tiền lần lượt là 2 triệu bảng và 1,75 triệu bảng. Đồng đội của Vettel là Charles Leclerc cũng tự nguyện cắt giảm 10% lương trong hợp đồng trị giá 8 triệu bảng/năm mà anh đã ký với Ferrari.

Các tay đua khác như: Carlos Sainz và Lando Norris (đội McLaren), Lance Stroll và Sergio Peres (đội Racing Point), George Russell và Nicholas Latifi (đội Williams) cũng đã đồng ý cắt giảm khoảng 10% lương để giảm bớt sức ép tài chính lên đội đua.

Ba đội đua có trụ sở tại Anh là McLaren, Williams và Racing Point xác nhận với hãng tin BBC rằng, hiện thời họ phải cho nhân viên tạm nghỉ hưởng lương thất nghiệp từ Chính phủ Anh. Lương thất nghiệp bằng 80% tiền lương khi đi làm, tương đương khoảng 2.500 bảng/tháng. Được biết, số lao động được trả lương trong một đội đua như McLaren cũng lên tới 850 người.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.