• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Những loại thuốc tránh dùng khi lái xe

23/01/2017, 08:03

Nhiều loại thuốc tân dược được khuyến cáo không nên sử dụng nếu bạn phải lái xe.

2
Nhiều loại thuốc tân dược được khuyến cáo không nên sử dụng khi lái xe.

Ngoài chất kích thích, rượu bia khi điều khiển các phương tiện giao thông, mọi người không nên dùng 6 nhóm thuốc dưới đây, cho dù là kê đơn (OTC) bởi nó ảnh hưởng đến sự tập trung, khả năng phản ứng trong các trường hợp khẩn cấp, theo Huffingtonpost.

1. Thuốc giảm đau

Đây là loại thuốc có chứa hợp phần thuốc phiện như morphine và codeine, gây buồn ngủ, chóng mặt, hưng phấn và mất phương hướng. Tuy nhiên, có rất nhiều loại thuốc OTC, như ibuprofen, tuy không gây buồn ngủ và chóng mặt nhưng lại làm giảm cơn đau trong những ngày đầu dùng thuốc và nếu dùng dài kỳ có thể gián tiếp gây thư giãn, làm giảm sự phối hợp và phản ứng của cơ thể.

Theo các chuyên gia ở Hiệp hội Dược sĩ Mỹ, khi bị đau, cơ thể phải gắng sức để chống chọi với cơn đau. Khi cơn đau thuyên giảm, adrenalin cơ thể cũng giảm theo và làm cho người trong cuộc kiệt sức, làm giảm sự phối hợp và phản ứng của cơ thể khi tham gia giao thông, nhất là phải xử lý các trường hợp đột xuất. Vì lý do an toàn, sau một vài ngày khi cơn đau đã thuyên giảm hãy lái xe, hoặc tốt nhất khi cầm lái nên tránh xa nhóm thuốc này.

2. Kháng histamine

Thế hệ thuốc kháng histamine cổ điển thường gây buồn ngủ nhưng thế hệ mới (sau năm 1980) nếu dùng lựa chọn sẽ tránh được phản ứng phụ nói trên như: Claritin, Allegra và Zyrtec. Tuy nhiên, khi sử dụng người ta không đọc kỹ nhãn mác nên dễ bị nhầm và gây buồn ngủ.

Những người dùng thuốc kháng histamine để chữa ho, cảm lạnh hoặc dị ứng lái xe phải thận trọng. Nên đọc kỹ nhãn mác, nếu có ghi chữ “amin” ở cuối là sản phẩm dễ gây buồn ngủ, gây mờ mắt vì khô ống dẫn lệ, rất nguy hiểm trong các trường hợp điều khiển phương tiện giao thông.

3. Thuốc chống trầm cảm

Một số thuốc chống trầm cảm như: Trazodone, Nefazodone và tricyclics có thể gây buồn ngủ, làm chậm các phản ứng của con người. Nếu lái xe, những điều này rất nguy hiểm cho người và phương tiện, ví dụ phanh hoặc xử lý sự cố tránh va quệt chậm tới vài ba giây sẽ gây tổn thất lớn. Khi dùng các thuốc chống trầm cảm như Prozac, Celexa, Lexapro có thể gây ra chứng mất ngủ, mệt mỏi và chậm chạp.

Ngoài ra, nếu dùng thuốc chống trầm cảm lại uống rượu thì càng thêm nguy hiểm, cả hai đều gây buồn ngủ, làm tăng nguy cơ theo cấp số nhân. Vì lý do này các nhà chuyên môn khuyến cáo những người đã uống thuốc chống trầm cảm thì không nên lái xe. Có thể phải chờ sau vài ngày dùng thuốc hãy lái xe. Tuy nhiên, nếu chứng buồn ngủ không hết thì chuyển sang dùng vào ban đêm để giảm hiệu ứng buồn ngủ vào ban ngày.

4. Thuốc hạ huyết áp

Phần lớn nhóm thuốc hạ huyết áp có thể gây ra sự bơ phờ, mệt mỏi, đặc biệt là thuốc chẹn beta. Nếu sử dụng thuốc cho người có mức huyết áp 150/90 và sau đó giảm xuống 120/80, có thể làm cho cơ thể bị suy năng lượng. Sự chậm chạp thường xảy ra trong thời gian một hoặc hai tuần khi dùng thuốc, nhất là nhóm dùng lần đầu.

5. Thuốc chống lo âu và giãn cơ

Thuốc kê đơn như Valium và Xanax có tác dụng an thần và làm suy giảm khả năng phản ứng của con người. Hãy thận trọng mỗi khi dùng thuốc ngủ hoặc sản phẩm giãn cơ tự nhiên.

Nhiều người dễ bị nhầm bởi nó là sản phẩm tự nhiên, không có tác dụng phụ. Nhưng lại ảnh hưởng đến tâm tính và phản ứng của con người, nhất là hiệu ứng tới melatonin, hormone nội sinh của cơ thể, đảm nhận chức năng điều hòa nhịp sinh học của cơ thể, nếu bị đảo lộn sẽ làm cho con người mệt mỏi, ảnh hưởng sự tỉnh táo cũng như phản ứng trước biến cố bất thường.

6. Nhóm thuốc kích thích

Rất đa dạng như nhóm thuốc có chứa caffeine, cocaine... nếu uống trước khi lái xe sẽ gây bất lợi, nó làm tăng tính bốc đồng và giảm khả năng chú ý đến những chi tiết nhỏ. Một khi cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn so với bình thường, thì chính lúc đó con người ít tập trung, dễ bị xao nhãng khi lái xe.

Không phải liều cao gây ảnh hưởng mà ngay cả liều nhỏ cũng đủ để làm suy yếu tâm tính con người. Nếu dùng chất kích thích kết hợp với rượu có thể gây nguy hiểm, tuy không phải là say rượu nhưng cả hai làm suy yếu sự tập trung và phản ứng của cơ thể.

Giải pháp an toàn

- Nên gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ càng về những tác dụng phụ của bất kỳ loại thuốc mới nào khi bắt đầu sử dụng trước khi lái xe.

- Nên dùng thuốc theo đúng đơn của bác sĩ, cả thời gian lẫn liều lượng.

- Không được kết hợp thuốc với rượu khi lái xe.

- Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc huyết áp cần tuân thủ nghiêm ngặt. Nếu phải uống nhiều liều thì nhất thiết phải tuân thủ thời gian như quy định, không được uống cùng một thời gian.

- Hãy cho bác sĩ biết khi thay đổi liều, nếu thuốc gây mệt mỏi hoặc chóng mặt thì nên dùng vào ban đêm để tránh buồn ngủ ban ngày.

- Không kết hợp các loại thuốc mà trước đó chưa bao giờ dùng nếu phải lái xe.

- Nếu gặp phải những tác dụng phụ có thể kiểm soát được thì trước khi lái xe cũng cần tư vấn kỹ chuyên môn, bác sĩ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.