• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Những sai lầm khi sử dụng tính năng hỗ trợ đổ đèo trên ô tô

14/03/2020, 10:30

Hỗ trợ đổ đèo (DAC) là một trong những tính năng rất hữu ích đối với tài xế, nhất là khi di chuyển ở cung đường dốc, trơn trượt.

Hầu hết các mẫu xe bán tải và SUV hiện nay đều được trang bị tính năng hỗ trợ đổ đèo

Tính năng hỗ trợ đổ đèo hoạt động như thế nào?

Các trang bị an toàn đa phần đều vận hành phức tạp và tên gọi ít nhiều khó thể hiện đúng chức năng của chúng. Tuy nhiên, hệ thống hỗ trợ đổ đèo lại ít được trang bị trên các xe phổ thông và ít được biết đến.

Chức năng của hệ thống hỗ trợ đổ đèo là kiểm soát tốc độ của xe khi xuống dốc hoặc đổ đèo. Ban đầu, hệ thống này được phát triển nhằm mục đích hỗ trợ cho khả năng off-road, ngày nay được trang phổ biến trên những mẫu xe bán tải, SUV, crossover đa dụng như Ford Ranger, Mitsubishi Triton, Toyota Fortuner, Ford Everest, Hyundai Santafe,... và một số phân khúc xe khác.

Khi xe đổ dốc và hệ thống DAC được kích hoạt, các cảm biến hoặc con quay hồi chuyển sẽ hoạt động để phát hiện ra góc nghiêng của xe. Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý thông qua hệ thống máy tính điện tử ECU để kiểm soát hoạt động của ly hợp, hệ thống phanh và phân bổ mô men xoắn của động cơ đến các bánh xe. Từ đó, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh tốc độ của xe phù hợp với độ nghiêng của dốc, giúp người lái không cần phải đạp phanh.

Thông thường khi DAC hoạt động sẽ kết hợp với hệ thống chống bó cứng phanh phanh ABS, hệ thống kiểm soát lực kéo và động cơ, để điều chỉnh tốc độ trên từng bánh xe, nhằm tránh tình trạng xe bị trượt khi xuống dốc.

Những mẫu xe Toyota Fortuner 2 cầu đời mới hiện nay cũng được trang bị tính năng hỗ trợ đổ đèo

Một số lỗi của tài xế gây ra mất tác dụng của tính năng hỗ trợ đổ đèo

Dù mang lại nhiều lợi ích như giúp kiểm soát tốc độ của xe khi đổ đèo dốc, góp phần mang lại sự thoải mái cho người lái… nhưng thực tế nhiều lái mới thường lãng quên hoặc chưa biết cách sử dụng tính năng này.

Trong thực tế, nhiều người sử dụng ô tô đặc biệt là các lái mới do không nắm rõ cơ chế hoạt động của hệ thống hỗ trợ xuống dốc, nên không tự tin khi sử dụng.

Nhiều “tài mới” khi lái xe số tự động trên các cung đường đèo dốc, thường có thói quen để ở chế độ số D và hay rà phanh để kiểm soát tốc độ của xe khi xuống dốc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kỹ thuật trong lĩnh vực ô tô, nếu người lái thường xuyên rà phanh khi xe đổ dốc sẽ làm phanh nóng và rất dễ dẫn đến việc cháy má phanh, mất thắng. Vì vậy, khi đổ đèo dốc dài trong khoảng tốc độ giới hạn, các lái xe nên tập thói quen sử dụng chế độ chuyển số bán tự động hoặc các tính năng như hỗ trợ xuống dốc… để tận dụng phanh động cơ cho xe hãm tốc.

Với những con dốc sâu, nếu tốc độ xe bị đẩy lên cao do quán tính, xe tự động thêm lực phanh để giữ tốc độ phù hợp. Hệ thống sẽ ngừng kích hoạt khi nhận thấy tài xế đạp ga hoặc khi xe đã di chuyển trên đường bằng phẳng, khi đó tính năng hỗ trợ đổ đèo không còn tác dụng, gây ra nguy hiểm cho xe.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.