• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Những sai lầm nghiêm trọng khi chuyển từ lái xe số sàn sang số tự động

22/03/2020, 14:30

Dưới đây là những lỗi phổ biến mà các tài xế lái xe số sàn thường mắc phải khi lần đầu lái xe số tự động có thể gây mất an toàn, hư hỏng hộp số.

Tuyệt đối không được sử dụng cùng lúc 2 chân để điều khiển phanh và ga

Dùng chân trái để đạp phanh, chân phải đạp ga

Khác biệt dễ nhận thấy nhất của hai loại xe này là xe số tự động không có chân côn. Các tài xế chỉ cần sử dụng chân phải để thao tác giữa ga và phanh. Tuy nhiên, với lái xe mới khi chuyển từ xe số sàn sang xe số tự động thường hay mắc sai lầm khi dùng chân trái để đạp phanh và chân phải đạp ga …

Để tránh sai lầm này lái mới nên tập thói quen “giải phóng cho chân trái”, chỉ sử dụng chân phải, gót chân luôn đặt sát sàn xe, tạo tư thế thoải mái để có thể chuyển đổi giữ ga, phanh theo hình chữ V. Ngoài ra cũng nên sử dụng giày ôm sát chân, không nên sử dụng dép, guốc, giày cao gót khi lái xe để tránh trường hợp kẹt chân ga dẫn đến tai nạn đáng tiếc.

Luôn luôn để chân chờ ở bàn đạp phanh

Ấn nhầm chân ga thành chân phanh

Để đảm bảo an toàn khi lái xe số tự động phải đảm bảo nguyên tắc “không ga thì phanh”. Theo đó, khi xe đang di chuyển nếu không cần thêm ga để tăng tốc tài xế nên để hờ mũi chân phải lên bàn đạp phanh. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều tài xế, đặc biệt là các lái mới còn thiếu kinh nghiệm thường lơ đãng hoặc không thực hiện đúng nguyên tắc này. Khi gặp chướng ngại vật hoặc người tham gia giao thông trên đường rẽ hoặc sang đường đột ngột thì lái mới dễ giật mình ấn nhầm chân ga thành chân phanh điều đó gây nguy hiểm cho mình và cho người điều khiển giao thông.

Xe số tự động được tích hợp các thao tác vào cùng một chân, do vậy người lái xe thường mắc lỗi về sử dụng chân, đặc biệt là lỗi không thực hiện đúng nguyên tắc “không ga thì phanh”, lười hoặc quên chuyển sang chân phanh, để chân chờ trên bàn đạp ga.

Khi sử dụng xe số tự động, ở bất kì thời điểm nào không đạp ga, người lái phải nhanh chóng chuyển mũi chân sang phía bàn đạp phanh.

Việc để chân chờ ở chân ga là vô cùng nguy hiểm bởi khi gặp tình huống bất trắc, người điều khiển xe sẽ có phản xạ đạp chân xuống. Nếu để chân chờ ở bàn đạp ga, xe không dừng lại mà còn bất ngờ lao về phía trước. Những vụ “xe điên” thời gian gần đây cũng xuất phát từ tình huống này.

Chú ý tới chế độ chuyển số tay trên xe tự động

Bỏ quên chế độ chuyển số tay gây mất phanh

Chế độ chuyển số tay đã xuất hiện trên hầu hết các xe số tự động, số thể thao hay lẫy chuyển số trên vô lăng. Nhưng một số người điều khiển phương tiện vốn quen với các thao tác lái ô tô số tự động ở chế độ D đã lãng quên chức năng chuyển số tay trên xe số tự động (số tay trên một số xe thường ghi số 3, 2, 1 hay 2, 1 hay 3, 2, L).

Điều này sẽ trở thành lỗi sai đáng kể khi xe di chuyển ở đường đèo dốc. Lý do đơn giản là nếu xe ở chế độ D, khi xe lao xuống dốc theo quán tính, tốc độ di chuyển nhanh dần sẽ khiến người điều khiển xe phải sử dụng phanh nhiều hơn. Nếu lái xe rà phanh thường xuyên, phanh sẽ sinh nhiệt lượng lớn, rất dễ cháy má phanh, mất phanh.

Các tài xế nên chuyển về số N khi dừng xe, đợi xe dừng hẳn mới chuyển về P

Không chuyển về số P khi dừng xe

Khi di chuyển trên địa hình hơi dốc, nhiều lái xe chuyển xe về số P sau đó khóa phanh tay. Khi bỏ phanh chân ra, lái xe sẽ thấy xe nhúc nhích hơi mạnh và chạy khá gằn, chính điều này đã gây ảnh hưởng xấu tới hộp số. Giải pháp tốt nhất là chuyển xe về số N rồi dùng phanh tay, tiếp tục để xe nhúc nhích và đợi để khi xe dừng hẳn rồi mới chuyển về số P.

Nhấn nhẹ chân ga giúp an toàn và tiết kiệm nhiên liệu hơn

Đạp mạnh chân ga khi cần tăng tốc

Chuyển xe sang vị trí D sau đó đạp mạnh chân ga là một trong những cách được nhiều lái xe sử dụng để tăng tốc độ cho xe, họ tin rằng cách này giúp xe nhanh chóng đạt tốc độ cao. Điều này là một quan niệm sai lầm bởi các thao tác chuyển số đều dựa trên nguyên tắc “nhấn chân ga để nâng số và nhả chân ga để hạ số”. Vì vậy, nhấn nhẹ chân ga với vận tốc vừa đủ, sau đó nhả nhẹ chân ga nhằm giảm vòng tua động cơ rồi tiếp tục nhấn chân ga từ từ để chuyển số mới là cách tăng tốc an toàn và tiết kiệm nhiên liệu cho xe.

Lưu ý các số D+ và D- sẽ hỗ trợ xe di chuyển lên, xuống dốc an toàn

Không sử dụng chế độ số thể thao

Xe số tự động vẫn có chế độ số thể thao, số tay hay số bán tự động, ký hiệu của chế độ này thường là “+,-” hoặc “M1, M2, L1, L2”… và được thiết kế ngay trên cần số. Khi cần số ở chế độ này, xe sẽ không tự lên số theo tốc độ, chính người điều khiển xe sẽ được tự chuyển số theo mục đích.

Khi lái xe đã nắm vững tính năng của từng chế độ riêng, họ có thể tự mình cài đặt số sao cho hợp lý với từng đoạn đường. Điều này tăng độ bền cho xe và hạn nguy cơ tai nạn. Hãy lưu ý số D+ và D- hỗ trợ xe di chuyển lên, xuống dốc an toàn.

Khi xe đang di chuyển nếu không cần thêm ga để tăng tốc thì người điều khiển xe đề hờ chân ở bàn đạp phanh

Mải ga mà không rà phanh

Nguyên tắc quan trọng để đảm bảo an toàn khi lái xe số tự động là “không ga thì phanh”. Theo quy tắc này, khi xe đang di chuyển nếu không cần thêm ga để tăng tốc thì người điều khiển xe nên để hờ mũi chân phải lên bàn đạp phanh. Trong thực tế, rất nhiều lái xe chủ quan thường chủ quan và làm trái nguyên tắc này, dẫn đến nguy cơ gặp sự cố.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.