• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Những việc nên làm để tránh lốp ô tô phát nổ

01/04/2020, 13:30

Không bơm lốp ô tô quá căng, chăm sóc lốp định kỳ, tập trung lái xe để tránh vật cản... là những điều nên làm để tránh lốp xe bị nổ giữa đường.

Lốp xe rất dễ gây mất an toàn khi chạy xe ở tốc độ cao

Nổ lốp là tình trạng không hiếm gặp, nhất là trên đường cao tốc. Theo các chuyên gia về ô tô, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho lốp ô tô hay bị nổ trong quá trình lưu thông. Tuy nhiên một trong những nguyên nhân chính vẫn là do sai lầm sử dụng của nhiều tài xế. Vậy để giảm thiểu tình trạng này, tài xế cần phải biết rõ những nguyên nhân nào khiến lốp ô tô dễ phát nổ và đâu là cách khắc phục tốt nhất?

Nếu thấy các hoa lốp bị mòn, các rãnh không còn độ sâu cần thiết, cả mặt lốp gần như trở thành mặt phẳng là lúc lốp xe đã quá xuống cấp

Lốp ô tô mòn gây mất an toàn - không nên đi quá nhanh

Bề mặt lốp cũng là thứ có thể kiểm soát. Nếu thấy các hoa lốp bị mòn, các rãnh không còn độ sâu cần thiết, cả mặt lốp gần như trở thành mặt phẳng là lúc lốp xe đã quá xuống cấp, rất mất an toàn khi chạy nhanh (trên 80km/h).

Khi lái xe ở tốc độ càng cao, tầm quan sát càng phải được mở rộng và phải tập trung hơn

Tập trung lái xe để tránh vật cản

Một trường hợp dễ gặp là lốp xe lăn qua vật cứng, sắc, nhọn, dù lốp mới vẫn có thể bị nổ. Để khắc phục, chỉ còn cách tài xế chủ động quan sát xa để quét mặt đường. Không đi nhanh qua đoạn đường mấp mô, nhiều đá nhọn, đang xây dựng. Quan trọng là đi đúng tốc độ cho phép, khi đó có thể chủ động tránh các chướng ngại vật.

Lốp xe cần được bơm hơi vừa đủ

Không bơm lốp quá căng hoặc không đủ hơi

Lốp xe ô tô thiếu hơi được xem là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xe bị nổ lốp. Thực tế, theo nguyên lý hoạt động của xe, áp suất không khí trong lốp ô tô có nhiệm vụ nâng toàn bộ trọng lượng của xe cũng như trọng lượng của hành khách và hành lý. Lốp xe thiếu hơi đồng nghĩa với việc vỏ xe phải gánh thêm "trách nhiệm" khiến các thành phần cấu tạo lốp bao gồm: dây thép, cao su, gai lốp và cả tanh lốp phải hoạt động quá sức.

Ngoài ra, thiếu hơi sẽ khiến lốp xe không được làm mát, cộng thêm diện tích ma sát giữa lốp và mặt đường sẽ gây nên tình trạng quá nhiệt và dễ phát nổ. Còn đối với việc lốp xe thừa hơi sẽ gây áp lực lên lốp cũng sẽ dễ phát nổ.

Với khách hàng mới mua xe, lốp xe phải chăm sóc lốp thường xuyên, theo quy định của nhà sản xuất

Chăm sóc lốp thường xuyên

Lái xe nên biết rằng đối với những đoạn đường cao tốc làm mới thường có độ nhám tốt, giúp xe bám đường. Tuy vậy, đây cũng là thách thức cho những xe cũ, lâu ngày không thay lốp. Bởi lẽ, xe càng bám đường, ma sát càng tăng, nhiệt độ trên bề mặt lốp cũng tăng nhanh theo. Mặt lốp do tiếp xúc nhiều nên sẽ bị mài mòn, trong khi nhiệt độ cao khiến không khí bên trong giãn nở. Kết hợp hai yếu tố này khiến lốp nổ khi xe đang chạy.

Để khắc phục, cách duy nhất là tài xế phải chăm sóc lốp thường xuyên theo quy định của nhà sản xuất. Với khách hàng mua xe mới và làm dịch vụ tại các đại lý chính hãng, thường được nhân viên chăm sóc khách hàng nhắc nhở lịch làm bảo dưỡng.

Đối với xe ô tô cũ không làm dịch vụ tại các đại lý chính hãng, có thể chủ động kiểm tra lốp mỗi lần bảo dưỡng

Chủ động kiểm tra lốp khi bảo dưỡng xe định kỳ

Đối với ô tô cũ không làm dịch vụ tại các đại lý chính hãng, có thể chủ động kiểm tra lốp mỗi lần bảo dưỡng, thay lốp sau mỗi 50.000 km, đảo lốp sau khoảng 10.000 km hoặc tùy tình hình thực tế thực trạng lốp. Nếu đã qua 5 năm, dù chưa đạt 50.000 km vẫn nên thay lốp vì cao su đến lúc lão hóa. Nên đọc sách hướng dẫn đi kèm xe, vì mỗi loại xe, mỗi loại lốp sẽ có khuyến nghị khác nhau.

Áp suất lốp là yếu tố tài xế có thể kiểm soát được ngay mà không cần phải là người có kinh nghiệm hay quá nhiều kiến thức về xe cộ. Mức áp suất được quy định trên bảng hướng dẫn, thường dán ở hông cánh cửa, bậc lên xuống và trong sách hướng dẫn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.