• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Những vụ bê bối lớn của ngành ô tô trên thế giới

13/09/2020, 09:30

Chỉ vì nghĩ đến lợi ích trước mắt mà các hãng xe đã cắt giảm chi phí sản xuất ô tô, dẫn đến những vụ tai nạn nghiêm trọng.

Việc xe bị lỗi chân ga có thể dẫn đến những vụ tai nạn nghiêm trọng

Xe Toyota bị lỗi chân ga

Khi mới nổ ra sự việc xe Toyota tăng tốc mất kiểm soát, hãng xe này đã cho rằng thảm sàn bằng cao su bị kẹt vào chân ga. Sau đó, vào năm 2005 và một lần nữa vào năm 2010, Toyota đã phải thông báo triệu hồi xe, trong đó nói rằng xe bị lỗi chân ga nên mới có hiện tượng tăng tốc đột ngột ngoài kiểm soát.

Cuối cùng, Toyota phải thừa nhận đã che giấu sự thật và nhận án phạt kỷ lục 1,2 tỉ USD.

Chỉ vì tiết kiệm chi phí sản xuất xe Pinto mà Ford đã bị xử phạt 3,5 triệu USD

Lỗi bình nhiên liệu dẫn đến cháy xe trên Ford Pinto

Việc tiết kiệm chi phí liên quan tới thiết kế bình nhiên liệu của mẫu Ford Pinto là một trong những bê bối lớn của ngành ô tô thế giới vào những năm 70 của thế kỷ trước. Các cuộc thử nghiệm nội bộ của Ford cho thấy có nguy cơ cháy nếu xe bị đâm từ phía sau.

Lý do là bình xăng của Pinto dễ vỡ khi xe bị đâm từ phía sau, gây cháy nếu gặp nguồn nhiệt hoặc tia lửa.

Thiết kế bình xăng kém đã dẫn tới các vụ cháy xe chết người, và Ford đã phải nộp 3,5 triệu USD tiền phạt.

Giải pháp khắc phục được đưa ra sau đó là lắp thêm tấm thép vào sau lưng cản sau, với chi phí chỉ khoảng 11 USD, hoặc dùng bình xăng như trong ngành hàng không để chịu được lực va đập, với chi phí 5,08 USD.

Nhiều vụ tai nạn chết người chỉ vì Chevrolet Corvair không có thanh chống lật

Chevrolet Corvair không có thanh chống lật

Năm 1959, nhận thấy thị trường có nhu cầu với các mẫu xe cỡ nhỏ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn để làm chiếc xe thứ hai trong gia đình, Chevrolet đã tung ra mẫu Corvair. Xe có động cơ đặt phía sau, sử dụng hệ thống treo tay đòn độc lập. Thiết kế này giúp giảm chi phí sản xuất xe, nhưng lại gây ảnh hưởng tới sự phân bổ trọng lượng, khiến xe dễ trở nên mất kiểm soát. Đã có nhiều vụ tai nạn chết người xảy ra liên quan tới lỗi này.

Không những vậy, các cuộc điều tra cho thấy GM đã bỏ thanh chống lật phía trước trên Chevrolet Corvair để tiết kiệm chi phí.

DeLorean đã bị cáo buộc buôn ma túy

Cựu lãnh đạo của GM buôn ma túy

John DeLorean là một tên tuổi huyền thoại trong ngành ô tô thế giới nói chung và Mỹ nói riêng. Ông là cha đẻ của mẫu xe thể thao Pontiac GTO và từng giữ chức phó chủ tịch bộ phận xe con, xe tải General Motors (GM). Năm 1973, ông rời GM và thành lập công ty DeLorean Motor Company (1975). Dù được đánh giá cao về ý tưởng, mẫu xe duy nhất của công ty là DMC-12 chỉ bán được một nửa số xe làm ra. Vấn đề của mẫu xe thể thao này là quá yếu - công suất chỉ 132 mã lực và tốc độ tối đa chỉ đạt 177 km/h.

Công ty DeLorean Motor Company cuối cùng phải đóng cửa vì doanh số xe bán ra không đủ bù chi phí đầu tư xây dựng nhà máy ban đầu - do chính phủ Anh bảo lãnh và vốn của một số nhà đầu tư tư nhân.

Tháng 10/1982, DeLorean bị bắt giữ vì tàng trữ 26 kg cocain, và bị cáo buộc định bán 100 kg ma túy lấy 24 triệu USD (tương đương 61,5 triệu USD thời nay).

Năm 2008, Volkswagen bị cáo buộc gian lận khí thải

Volkswagen gian lận khí thải

Sự nóng lên của trái đất buộc các nhà sản xuất ô tô phải chặt chẽ hơn trong vấn đề khí thải và giảm ô nhiễm môi trường. Các nhà sản xuất ô tô thường chọn giải pháp sử dụng những phần mềm máy tính tiên tiến để tối ưu hoá việc đốt cháy nhiên liệu, hoặc phát triển động cơ có hiệu suất cao hơn.

Từ năm 2008, tập đoàn Volkswagen đã bị cáo buộc làm sai lệch kết quả kiểm tra khí thải trong phòng thí nghiệm, dẫn tới việc xe có mức phát thải NOx cao gấp 40 lần thực tế.

Ban đầu chỉ liên quan tới một số mẫu xe Volkswagen, nhưng sau đó phát lộ xe của các thương hiệu khác thuộc tập đoàn cũng dùng phần mềm gian lận khí thải. Tổng thiệt hại tài chính đối với Volkswagen tính đến thời điểm này ước tính đã lên tới 30 tỷ USD.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.