• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa xe

Những vụ bê bối ô tô lớn nhất trong 10 năm qua

26/04/2016, 07:18

Các hãng như Toyota, GM, Volkswagen và Mitsubishi đã vướng vào những bê bối tai tiếng nhất của ngành công nghiệp ô tô.

0212
Các hãng như Toyota, GM, Volkswagen và Mitsubishi đã vướng vào những bê bối tai tiếng nhất của ngành công nghiệp ô tô

1. Lỗi tăng tốc độ đột ngột của Toyota

Vào năm 2009, một vụ tai nạn giao thông ở Mỹ xảy ra trên chiếc Lexus ES350 ở xa lộ gần San Diego California. Vụ tai nạn đã làm 4 người trong cùng một gia đình chết. Nguyên nhân được xác minh là do chiếc Lexus không kiểm soát được chân ga dẫn đến đâm vào một chiếc xe khác và bốc cháy.

Vụ việc đã dấy thu hút của giới truyền thông và phẫn nộ của người tiêu dùng. Bởi trước đó, lỗi tăng tốc độ đột ngột trên các dòng xe của Toyota và Lexus đã gây nhiều tai nạn thương tâm nhưng không được các nhà chức trách quan tâm.Sau tai nạn của chiếc Lexus ES350, Toyota buộc phải thu hồi 3,8 triệu xe và đến năm 2010, tiếp tục thu hồi 2,3 triệu xe vì lỗi dính chân ga.

Theo thống kê từ năm 2008-2010 của Cơ quan an toàn đường bộ Mỹ NHTSA, Toyota đã phải gọi về xưởng 8,5 triệu xe các loại do lỗi tăng ga đột ngột.Bê bối này đã nhấn chìm Toyota trong những thời điểm đó. Đỉnh điểm của vụ việc là phải chịu án phạt 1,2 tỷ USD vào tháng 3/2014 vì che giấu và cung cấp thông tin thiếu chính xác về mức độ ảnh hưởng cửa lỗi tăng tốc độ đột ngột.Cùng đó, Chủ tịch công ty phải ra mặt xin lỗi trước Quốc hội Mỹ về cách xử lý vụ việc.

gm-ignition-switch-in-courtcopy_oltx

2. Lỗi hệ thống đánh lửa của GM

General Motor là một trong những nhà sản xuất phải đối mặt với nhiều vụ kiện lớn nhỏ về lỗi bộ phận đánh lửa. Với lỗi này đã gây ra ít nhất 124 người chết và 275 người bị thương trong các vụ tai nạn. Theo thống kê, GM đã phải nộp phạt hơn 900 triệu USD vì không chịu thu hồi các ô tô bị hỏng bộ phận đánh lửa. Ngay khi bê bối xảy ra, giá cổ phiếu của GM tụt giảm trầm trọng, hàng triệu chiếc xe bị triệu hồi, uy tín bị ảnh hưởng, các vụ kiện không có hồi kết.

a3

3. Gian lận khí thải của Volkswagen

Volkswagen đã cài đặt phần mềm lên ít nhất 11 triệu ô tô chạy bằng dầu diesel trên thế giới nhằm vượt qua các bài kiểm tra của Mỹ. Khi lượng khí thải thực tế của những chiếc xe này vượt quá hàng chục lần. Sau khi hành vi bị phát giác, hàng loạt cán bộ cấp cáo của VW đồng loạt từ chức và bị sa thải. Đến thời điểm hiện tại, VW có thể mất đến 18 tỷ USD để sửa chữa lỗi lầm. Giá cổ phiếu của VW cũng mất tới khoảng 30%. Chưa dừng lại ở đó, chính phủ Mỹ quyết truy cứu tới cùng với những quan chức của VW thay vì chỉ có án phạt về kinh tế.

xegiaothong_chu_tich_hang_xe_nha_ban-0537

4. Gian lận tiêu hao nhiên liệu của Mitsubishi

Mới đây nhất là bê bối của Mitsubishi vì đã gian lận trong kết quả kiểm tra mức tiêu hao nhiên liệu trên 625.000 chiếc xe. Vụ việc này đã làm giá cổ phiếu của Mitsubishi tụt giảm 15%, mức tụt giảm sâu nhất trong 10 năm qua.Vụ việc đã dẫn đến những khó khăn hơn bao giờ hết của Mitsubishi khi lúc này vừa xảy ra 2 trận động đất liên tiếp khiến hãng cũng đình trệ trong khâu sản xuất và giá đồng "Yen" đang tăng mạnh. Nhưng đó chỉ là mất mát nhỏ, cái quan trọng của một doanh nghiệp thành công hay không là ở hình ảnh và uy tín trong mắt khách hàng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.