• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Nổ lốp ô tô chủ yếu do người sử dụng coi nhẹ, chủ quan?

Sau nhiều vụ tai nạn thương tâm do nổ lốp ôtô, PGS.TS Nguyễn Thành Công, Bộ môn Cơ khí ôtô (ĐH GTVT) gửi Báo Giao thông bài viết về vấn đề này.

Tâm lý chủ quan, coi nhẹ

Những tai nạn ô tô thương tâm xảy ra trong thời gian gần đây do nổ lốp xe khi đi trên cao tốc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho mọi người về tầm quan trọng của lốp xe. Việc lựa chọn, sử dụng cũng như chăm sóc, bảo dưỡng lốp xe hiện nay còn bị xem nhẹ.

Hiện trường vụ tai nạn trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương sáng 29/3

Dưới góc độ quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn kỹ thuật cho phương tiện cơ giới đường bộ, Bộ GTVT đã ban hành QCVN 34:2017/BGTVT Quy chuẩn quốc gia về lốp hơi dùng cho ô tô. Các loại lốp quy định trong Quy chuẩn được sử dụng lắp trên ô tô trong nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam phải thỏa mãn các yêu cầu theo quy định nhằm kiểm soát chất lượng của lốp ô tô.

Dưới góc độ của nhà sản xuất, quá trình thiết kế và sản xuất ô tô, các loại lốp phải được lựa chọn phù hợp với quá trình khai thác phương tiện, đảm bảo an toàn giao thông, nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm.

Đối với người sử dụng ô tô hiện nay, có thể nói kiến thức và mối quan tâm của người sử dụng về vấn đề lốp ô tô chưa nhiều, thường có tâm lý chủ quan, coi nhẹ. Đây chính là nguyên nhân người sử dụng ô tô không nắm rõ được tình trạng của lốp dẫn tới vẫn sử dụng lốp kém an toàn dẫn tới khả năng nổ lốp cao.

Hiện nay các garage sửa chữa ô tô chủ yếu chẩn đoán tình trạng của lốp qua kinh nghiệm quan sát bề mặt lốp của thợ như: áp suất lốp, các dấu hiện lão hóa cao su trên bề mặt lốp, các vết nứt, lỗ thủng trên bề mặt lốp,... hoặc dùng thước đo độ sâu để biết được trạng thái mòn của gai lốp,... Thiết bị chẩn đoán chuyên sâu về lốp chưa được sử dụng nhiều ở Việt Nam.

Như vậy có thể thấy trong quá trình sản xuất ô tô thì lốp xe luôn được kiểm soát rất cẩn trọng về chất lượng nhưng trong quá trình sử dụng lại chưa được chú ý nhiều.

Trong quá trình sử dụng lốp xe có thể chịu những tổn hại sau:

Tổn hại do tác động cơ giới: Là khi lốp xe ma sát với mặt đường, va chạm hoặc bị đâm bởi vật thể khác dẫn tới bề mặt bị mòn, xước, lốp bị thủng lỗ hoặc rạn nứt, khi vượt quá cường độ giới hạn của cao su, hình thành sự tập trung ứng lực, dẫn đến bề mặt lốp bị hiện tượng rạn hoa văn, mất lớp vỏ.

Tổn haị do mỏi: Là tổn hại khi lốp bị biến dạng và xuất hiện ứng lực khi ô tô chạy ở tốc độ cao. Do tính đàn nhớt của vật liệu cao su lốp xe, khi lốp xe chịu lực gây ra biến dạng xen kẽ, ứng lực và sự biến dạng không đồng bộ sẽ gây ra biến dạng mỏi, phá hủy chuỗi phân tử chậm. Biểu hiện rõ nhất của tổn hạt do mỏi là bề mặt lốp xuất hiện vết nứt.

Tổn hại do nhiệt: Khi lăn và nén liên tục, cao su trong lốp bị nén và biến dạng, đồng thời mất độ trễ đàn hồi dưới dạng năng lượng biến dạng do ma sát bên trong cao su chuyển thành nguồn nhiệt. Trong quá trình chịu tải nặng, do cao su có đặc tính siêu nhớt, biến dạng tải theo chu kỳ sẽ gây ra trễ đàn hồi. Khu vực trễ đàn hồi cho thấy lượng năng lượng biến thành nhiệt và rất khó truyền lên bề mặt của lốp do cách nhiệt.

Kết quả là, có sự tích tụ nhiệt thể hiện ở khía cạnh nhiệt độ tăng khác nhau ở mỗi lốp xe và cuối cùng gây ra thoát khí hoặc nổ lốp. Nổ lốp xảy ra trong khoảng thời gian cực ngắn (thường ngắn hơn 0.1 giây) thân lốp đột nhiên rạn nứt gây mất khí trong lốp xe.

Nguyên nhân gây ra nổ lốp:

- Do chở quá tải

- Đi tốc độ cao

- Đi trong trạng thái lốp non hơi

- Lốp xe quá cũ

- Va chạm lốp với chướng ngại vật hay rơi vào ổ gà

- La-zăng hỏng

- Các nguyên nhân ảnh hưởng do thời tiết khí hậu

Các biện pháp phòng ngừa nổ lốp:

- Sử dụng lốp chất lượng.

- Kiểm tra tình trạng của lốp thường xuyên, thường xuyên vệ sinh lốp.

- Bơm và duy trì áp suất lốp đúng quy định.

- Thực hiện đảo lốp định kỳ.

- Duy trì tốc độ ô tô hợp lý phù hợp với lốp.

- Thay lốp khi tình trạng của lốp không còn tốt.

Các biện pháp xử lý khi nổ lốp:

Đầu tiên người điểu khiển xe phải bình tình giữ vững vành lái. Tuyệt đối không đạp phanh hoặc đánh tay lái về ngược lại với phía xe bị nghiêng, khiến tình trạng mất cân bằng của xe sẽ tăng lên.

Hiện nay đa số ô tô hiện đại đều được trang bị hệ thống phân phối lực phanh điện tử, hệ thống cân bằng điện tử hay các giải pháp như thiết bị an toàn khẩn cấp khi xe nổ lốp TESD… nên khi tình trạng nổ lốp xảy ra, những hệ thống này sẽ can thiệp và đảm bảo an toàn cho xe.

Khi kiểm soát được tốc độ, người lái hãy nhanh chóng di chuyển xe vào khu vực an toàn và dừng xe lại để kiểm tra. Nếu có lốp dự phòng và dụng cụ thay lốp thì có thể tiến hành thay lốp ngay hoặc gọi cứu hộ để đưa xe về gara tiến hành sửa chữa.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.