• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Nới room tín dụng, vay tiền mua ô tô có dễ hơn?

06/12/2022, 14:30

Quyết định tăng chỉ tiêu tín dụng (room) thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống ngân hàng kể từ ngày 5/12/2022, người mua xe được vay hay không?

Gửi câu hỏi đến Báo Giao thông ngày 6/12/2022, chị Lã Thanh Hương (47 tuổi, trú tại Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội) nêu câu hỏi: "Việc nhà nước nới room tín dụng có giúp người dân muốn mua ô tô mới tiếp cận được khoản vay mà các ngân hàng thương mại sẽ cho vay từ nay đến Tết?".

Việc vay tiền mua ô tô, bất động sản bị siết lại khoảng 3 tháng nay, với lý do "hết room tín dụng". Ảnh: Lam Anh

Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (room tín dụng) là quy định của NHNN hàng năm nhằm điều tiết cung tiền tệ, mục tiêu chống lạm phát.

Mức tăng trưởng tín dụng năm nay được ấn định là 14%, tức là các ngân hàng được cho vay tăng thêm 1,4 triệu tỷ đồng so với tổng tín dụng năm 2021. Mỗi điểm phần trăm của room tín dụng tương đương khoảng 100 nghìn tỷ đồng.

Tối 5/12/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát đi thông báo đã quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5-2% (nới room) cho toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng.

Như vậy, có thể hiểu trong khoảng 24 ngày còn lại của năm 2022, các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ “mở hầu bao” cho vay toàn bộ nền kinh tế từ 150 - 200 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng cân đối vốn phù hợp để cấp tín dụng, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ…, các động lực tăng trưởng theo đúng chủ trương của Chính phủ.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, một cán bộ tín dụng Techcombank cho hay, lĩnh vực tín dụng tiêu dùng chưa có tên trong quyết định mới nhất của NHNN, nên vay mua xe ô tô với mục đích tiêu dùng cá nhân lúc này là chưa khả thi.

“Tuy nhiên, nếu khách hỏi vay mua xe ô tô với tư cách mua sắm tài sản của doanh nghiệp, phục vụ sản xuất kinh doanh thì hoàn toàn có thể được ngân hàng xem xét giải ngân”, vị cán bộ tín dụng cho hay.

Khảo sát của PV Báo Giao thông tại một số ngân hàng như Vietcombank, VIB hay Techcombank…trong tháng 11/2022 cho thấy, hiện tại mặt bằng lãi suất vay mua ô tô trả góp đều trên 10%/năm, trong khi hồi giữa năm chỉ khoảng 7 - 8%. Có những nơi lãi suất cho vay lên đến 14%/năm.

Nhiều ngân hàng có cố định lãi suất từ 1 - 2 năm đầu, sau đó tính lãi thả nổi theo biến động thị trường cộng biên độ khoảng 3%. Các nhân viên ngân hàng cũng đều nhận định lãi suất tín dụng thời gian tới sẽ tăng và biến động theo tuần.

Mặt khác, người tiêu dùng còn đối mặt với tình trạng tăng giá xe trong những tháng cuối năm, chẳng hạn như Mercedes Việt Nam loan báo từ ngày 1/1/2023, sẽ chính thức tăng giá xe từ 50 - 380 triệu đồng/chiếc, nguyên nhân là do lạm phát.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.