• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Ô tô có thể được giảm 50% lệ phí trước bạ trong tháng 6

09/06/2020, 09:04

Theo nhận định, giảm 50% phí trước bạ sẽ tương đương với giảm 5% giá xe sản xuất trong nước và giúp thị trường tăng trưởng từ 8 - 10%.

Nghị định giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất lắp ráp đăng ký mới sớm được ban hành sẽ giúp thị trường tăng trưởng như kỳ vọng sau dịch Covid-19

Nghị định sẽ sớm được ban hành

Theo Bộ Tài chính, hôm nay (9/6) là thời hạn cuối cùng để hoàn tất khâu lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Theo một số nguồn tin, rất có thể Nghị định này sẽ được ban hành trong một vài ngày tới và sẽ chính thứ áp dụng trong tháng 6/2020.

Trao đổi với PV Xe Giao thông, đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) nhận định, trước tình hình như hiện nay, Nghị định giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất lắp ráp đăng ký mới có thể sẽ sớm được ban hành và có hiệu lực ngay, sớm nhất có thể ngay tháng 6 này hoặc đầu tháng 7/2020. Theo đại diện VAMA, cơ bản giảm 50% lệ phí trước bạ tương đương với việc giảm 5% giá xe. Việc giảm lệ phí trước bạ sẽ giúp thị trường tăng khoảng từ 8 – 10% doanh số so với phương án nếu lệ phí trước bạ không giảm. Tuy nhiên, đó là con số tăng trưởng nếu Nghị định về giảm 50% lệ phí trước bạ được ban hành vào tháng 6, còn nếu ban hành vào tháng 8 thì thị trường lại tăng trưởng doanh số ít hơn.

“Nếu Nghị định về giảm 50% lệ phí trước bạ sớm được ban hành và có hiệu lực, tuy thị trường tăng nhưng vẫn sụt giảm so với năm ngoái khoảng từ 20 – 25%. Còn theo phương án nếu lệ phí trước bạ không giảm, doanh số thị trường sụt giảm so với năm ngoái từ 28 – 35%”, đại diện VAMA chia sẻ thêm.

Trước đó ngày 5/6/2020, Bộ Tài chính đã công bố dự thảo Nghị định quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Theo dự thảo của Bộ Tài chính, mức thu lệ phí trước bạ lần đầu đối với xe ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự được sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu lệ phí trước bạ so với quy định hiện hành. Bộ Tài chính cũng đề nghị các cơ quan liên quan có ý kiến tham gia góp ý trước ngày 9/6.

Tại cuộc Họp báo Chính phủ ngày 2/6, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, dự thảo nghị định Quy định mức giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sau khi tổng hợp ý kiến từ các bộ, ngành, Bộ Tài chính sẽ hoàn chỉnh và xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Tiếp đó sẽ trình xin ý kiến các thành viên Chính phủ để trình Chính phủ ban hành.

Trao đổi với PV, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) thông tin về thời điểm áp dụng mức phí trước bạ mới. Ông Thi cho biết: "Theo quy định của luật ban hành văn bản pháp luật, Nghị quyết của Chính phủ không phải là văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên trong trường hợp cụ thể này phải xây dựng nghị định của Chính phủ và Bộ Tài chính sẽ trình Nghị định có hiệu lực ngay".

Như vậy, khả năng mức giảm 50% lệ phí trước bạ với xe lắp ráp trong nước được áp dụng trong tháng 6 hoặc đầu tháng 7 là khả thi.

Đại lý VinFast - Chevrolet Thăng Long đang có tình trạng quá tải xe trong kho

Nghị định ban hành sớm “giải cứu” đại lý ô tô

Cũng theo đại diện VAMA, thị trường ô tô từ trước đến nay đã từng xảy ra trường hợp khi giá xe giảm mạnh, người tiêu dùng có tâm lý giá xe có thể giảm thêm nên chưa mua mà chờ đợi. Nhưng khi giá xe tăng trở lại, giảm ưu đãi lại đổ xô đi mua vì sợ giá xe tăng tiếp. Và trường hợp này cũng có thể đúng với tình hình hiện nay, khi các đại lý rục rịch cắt giảm ưu đãi, khách hàng sợ giá xe tăng sẽ đổ xô đi mua, đặt cọc.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Thế Vinh, Giám đốc đại lý VinFast - Chevrolet Thăng Long (68 Trịnh Văn Bô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, sau khi có thông tin Chính phủ đồng ý giảm phí trước bạ 50% cho xe lắp ráp trong nước, dù thời tiết nắng nóng đỉnh điểm nhưng khách hàng vẫn tấp nập kéo đến showroom để xem xét, hỏi giá mua xe.

Nhân viên đại lý Hyundai Phạm Hùng cũng sốt ruột nghe ngóng thời điểm chốt giảm phí trước bạ vì lượng khách hàng đến mua xe tăng đột biến nhưng chỉ đặt cọc để đấy chờ giảm phí mới lấy xe. “Bình thường mỗi ngày đại lý chốt được 7 - 8 hợp đồng mua xe thì thời điểm này tăng lên hơn 20 hợp đồng. Thế nhưng khách hàng nào cũng hỏi thời điểm chốt giảm mức phí và đặt cọc xe để đấy. Thời điểm giảm lệ phí trước bạ chưa thấy đâu nên việc giải đáp, tư vấn cho khách hàng khiến nhân viên đại lý lúng túng”, nhân viên này cho biết.

Tình trạng khách hàng đổ xô đi đặt cọc nhưng chưa lấy xe dẫn đến tình trạng đại lý quá tải xe trong kho. Theo giám đốc đại lý VinFast - Chevrolet Thăng Long, hiện showroom đã chật chỗ, phải thuê thêm bãi gửi xe, tốn thêm 600 nghìn/xe/ tháng để gửi những xe mà khách đã đặt cọc nhưng chưa muốn đến nhận do thông tin giảm phí trước bạ còn phải chờ cơ quan thẩm quyền ấn định ngày có hiệu lực.

“Giá mà Chính phủ ấn định luôn ngày áp dụng quyết định này thì tốt biết mấy. Đại lý của tôi giờ lâm vào tình thế éo le là khách hàng đã ký hợp đồng, đặt cọc rồi nhưng không chịu nhận xe, nghe ngóng đợi ngày chính thức giảm phí trước bạ”, ông Vinh nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.